Được tạo bởi Blogger.
RSS

Vùng trời đen là gì? Và vì sao khúc uốn cửa sông lại thay đổi

 Ở đâu được gọi là “vùng trời đen”

     Trên những bản đồ hàng hải ngày xưa thường xuất hiện cái tên “Vùng trờiđen” mà ngày nay người ta gọi là vùng xích đạo yên tĩnh. Gió ở vùng này thường thổi rất nhẹ nhưng lại thường có những cơn bão và cơn mưa to bất chợt.

     Gió Aglire (tín phong) là luồng gió thổi giữa chí tuyến và xích đạo. Nó được các nhà hàng hải thường xuyên coi trọng. Nhưng ở những vùng gần xích đạo không khí thường bị đẩy lên cao do ảnh hưởng của sức nóng, nên không có gió thổi trên mặt biển,nơi đây được gọi là vùng trời đen. Vùng xích đạo yên tĩnh nơi có rất nhiều thuyên buồn thả neo trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Không khí nóng trên mặt biển chứa nhiều hơi nước . Vì vậy ngay cả khi gió ở đây thổi rất nhẹ cũng có thể sinh ra giông tố. Đây cũng là một vùng nhiều mưa. Vùng trời đen di chuyển theo mùa, vào tháng 6 nó ởphía Bắc xích đạo, tháng 12 thì nó ở phía Nam xích đạo.

Vì sao khúc cuốn cửa sông lại thay đổi ?

     Dòng chảy của con sông đánh vào bờ phía ngoài của khúc uốn và gây ra xói mòn còn phía bò bên kia được cát bồi đắp.

khúc cuốn cửa sông


     Hãy tưởng tượng chúng ta đang ở trên một chiếc canô xuôi dòng, dòng đẩy sẽ đẩy ta về phía ngoài của khúc uốn. Còn ta thì phải điều chỉnh ca nô nhanh và mạnh để tránh đâm vào bờ. Ở chỗ quặt tiếp theo cũng xảy ra hiện tượng tương tự.

     Dòng chảy luân phiên đánh vào hai bờ và làm chúng bị xói lở. Hiện tượng này các rõ rệt hơn khi dòng chảy mang theo cả cát và sỏi. Khúc uốn của dòng sông bắt nguồn như thế nào? Dòng nước thường chảy theo hướng dốc nhất của địa hình nên nó không ngừng đổi hướng.

Vì sao các đụn cát trên hoang mạc lại di chuyển?

     Chỉ có 1/5 hoang mạc nóng bỏng là bị cát bao phủ. Khi hoang mạc có gió mạnh thổi qua, do không có cây cối để giữ cát lại, nên cát có thể di chuyển và dễ dàng tạo thành các đụn cát tự di chuyển. Gió có thể tạo thành những đụn gió cát có dạng trăng lưỡi liềm. Những hạt cát lao dọc theo sườn dốc hướng gió, vượt qua đỉnh dốc để sang sườn bên kia vớiđường dốc hơn, các đầu mút của đụn cát di chuyển dễ dàng hơn phần giữa, nên chính phần này tạo thành dạng trăng lưỡi liềm. Một số vùng có những đụn cát kế tiếp xếp hàng song song vớihướng gió chủ đạo, đó là những miệt cồn cát.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bí ẩn khoa học, mat troi moc huong nao

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS