Được tạo bởi Blogger.
RSS

Vì sao nước biển xuống không độ mà không đóng băng?

Vì sao nước biển xuống không độ mà không đóng băng?

    Đến mùa đông chúng ta có thể làm thí nghiệm như sau: lấy 3 cái bát, một cái bát đổ đầy nước lã, một bát nước đường và một bát nước muối đật ở ngoài sân. Nếu nhiệt độ đến không độ ta có thể thấy bát nước lã đóng băng, bát nước đường, bát nước muối thì chưa đóng băng. Như vậy đã chứng minh sự ngưng kết của nước lã là không độ (0°C) sự ngưng kết của nước đường và nước muối thấp hơn (0°C). Trong nước biển có rất nhiều thành phần muối, cho nên nó đã xuống 0°c nó vẫn chưa đóng băng, khi nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, một bộ phận nước ngọt ở trong nước biển mối đóng băng. Từ trong nước biển chúng ta vớt ra số băng và nước biển đã ngưng kết, mùi của nó vẫn rất nhạt. Vì mật độ của băng (0,9 g/mm) nhỏ hơn nước, so với muối thì còn nhỏ hơn nữa, do đó băng trong nước biển nhất định có một phần thể tích lộ lên trên mặt biển.

Vì sao nước biển xuống không độ mà không đóng băng?



Vì sao làm đê phải trên hẹp dưới rộng?

    Những con đê chắn nước thường thường trên hẹp dưới rộng. Tại sao lại như vậy?

    Khi nước sông lớn, chúng chỉ muốn ập vào cho vỡ đê để cho dòng nước tự do tuôn chảy. Áp lực của nước sông hướng ngang rất mạnh, có thể so với độ sâu của nước sông, cũng có nghĩa là dưới con đê chịu áp lực của nước sông, lớn hơn nhiều so với trên. Đắp con đê trên hẹp dưới rộng chính là để thích ứng với sự thay đổi của áp lực nước sông, vì trọng tâm của con đê là thẳng đứng và sức đẩy của nước chảy ngang sẽ sinh ra hợp lực huống nghiêng. Nếu hợp lực vượt quá phần dưới của con đê thì con đê sẽ bị vỡ, đắp con đê trên hẹp dưới rộng, hợp lực sẽ không vượt quá phần dưới của con đê, do đó khiến cho con đê càng thêm vững chắc và kiên cố


Đọc thêm tại http://biencatrithuc.blogspot.com/2015/05/phat-minh-tu-lanh-en-giao-thong-va-banh.html

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Đỉnh núi cao nhất thế giới và dãy núi lớn nhất thế giới


đâu có dãy núi lớn nhất?

    Dãy núi Andes là dãy núi dài nhất thế giới nằm ở Nam Mỹ.  Ở Châu Á dãy Hymalaya đuợe coi là dãy núi cao nhất thế giới.

    Dãy núi Andes trải dọc theo bờ Thái Bình Dương thuộc Nam Mỹ dài hơn 8000 km. Dãy núi này có đỉnh cao nhất là đỉnh Aconcagua (6959m). Hymalaya là dãy núi cao nhất thế giới. Theo tiếng Sanskrit, Hymalaya có nghĩa là nhà tuyết. Hymalaya gồm 70 đỉnh có độ cao trên 750 m kéo dài từ Bắc An đến tận Bắc Pakistan với hơn 2500 km chiều rộng. Dãy núi này được hình thành cách đây gần 35 triệu năm do sự va chạm giữa hai mảng vở trái đất, mảng Ân Độ và mảng Á – Âu.

Đỉnh núi cao nhất thế giới đâu?

    Đỉnh núi Everest với độ cao 8880 m được gọi là đỉnh núi cao nhất thế giới. Nó thuộc dãy Hymalaya gần biên giới Nepal và Tây Tạng.

Đỉnh núi cao nhất thế giới và dãy núi lớn nhất thế giới

Đỉnh núi cao nhất thế giới và dãy núi lớn nhất thế giới


    Năm 1852 lần đầu tiên con người đo được độ cao của đỉnh núi cao nhất thế giới này và lấy tên của một nhà địa chất người Anh một trong những người tham gia đo độ cao của ngọn núi này. Người Tây Tạng gọi ngọn núi này là Chomolungma, nghĩa là “nữ thần sinh ra thế giới”. Cũng như nhiều ngọn núi khác trên dãy Hymalaya, đỉnh Everest quanh năm phủ đầy tuyết. Các thung lũng xung quanh cũng đóng băng và ở đây thường cónhững trận lở tuyết dữ dội. Trời rất lạnh và thường I có những trận gió lớn. Mặc dù địa hình hiểm trở và Ị thời tiết khắc nghiệt như vậy, nhưng năm 1953 thế 1 giới đã chứng kiến cuộc chinh phục đỉnh Everest  lần đầu tiên của một đoàn thám hiểm người Anh.

Vùng đất có nhiều vàng nhất nằm ở đây?

    Vàng tạo thành những lớp mỏng nằm bên trong các nham thạch của vỏ trái đất. Người ta cũng có thể tìm thấy vàng trong cát sởi, trong những dòng nước do hiện tượng xói mòn đưa tối.

    Những nơi có vàng nằm lẫn trong lốp đất sâu dưới tầng đất cát gọi là mạch quặng chứa vàng. Người ta còn tìm thấy vàng ở những nơi có núi lửa mới hoạt động. Trong lịch sử có rất nhiều cuộc đổ xô đi tìm  vàng ở Alaska, Califomia và trong dãy núi Andes về phía Châu Mỹ. Gần đây nhất, một mỏ vàng rất lớn đã được phát hiện ở dãy núi Andes thuộc Chilê.

    Mỏ vàng cũng được khai thác giống như các mở kim loại khác bằng cách đào sâu xuống lòng đất.

   Cát và sỏi chứa vàng do dòng nước mang đến gọi là nước vàng. Những dòng nước kiểu này có nhiều ở vùng Nam Phi và châu úc. Muốn tách vàng, người ta thường dùng gàu và sàng lớn để đãi ra sa khoáng chứa vàng.




  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Mặt trời mọc hướng nào?và vì sao? Đường chân trời ở đâu?


Vì sao mặt trời mọc đằng Đông?

     Trái đất tự quay xung quanh trục của mình từ Tây sang Đông. Khi chúng ta tiến vào vùng ánh sáng tương ứng với phía được mặt trời hướng tới, chúng ta nhìn thấy mặt trời ở chân trời đằng Đông. Chính là hiện tượng quay của trái đất đưa chúng ta hướng về phía Đông.

     Người ta có thể dựng lại hình ảnh mặt trời mọc phía đông nhờ sự hỗ trợ của một quả địa cầu và một chiếc đèn pin.


Mặt trời mọc hướng?và vì sao? Đường chân trời ở đâu?



     Sự chiếu sáng trên quả cầu tương ứng với ánh sáng mặt trời. Nửa gắn trên quả cầu này một hình người nhỏ bằng nhựa, rồi cho quả cầu quay, ta sẽ thấy hình người dần quay từ ngày tới đêm, giống như thể trái đất đang quay. Khi hình người đi vào vùng sáng, nguồn sáng ở phía Đông. Ngược lại khi hình người đi vào vùng tối, nguồn sáng ở phía Tây đó là hướng mặt trời lặn.

Đường chân trời ở đâu?

     Đường chân trời là nơi mà bầu trời có vẻ như gặp mặt đất và mặt biển. Vì bề mặt trái đất cong nên dường như đường chân trời hạn chế tầm nhìn của ta.

     Càng lên cao, càng có thể nhìn xa, vào một ngày đẹp trời ta có thể đứng trên bờ biển nhìn theo một con tàu ra khơi. Đến một lúc nào đó, con tàu dường như lắc lư từ phía bên kia đường chân trời, rồi dần dần mất hút. Từ một khoảng cách nhất định nào đó, độ cong của bề mặt mặt đất ngăn cản ta nhìn thấy con tàu ở phía bên kia. Nếu mặt nhìn cách mặt nước biển 15m ta có thể nhìn thấy xa được 4,5km. Đứng trên vách đá bên bờ biển ta có thể nhìn xa hơn nhiều, thậm chí nếu trèo lên đỉnh núi, ta còn có thể nhìn xa hơn nữa. Ví dụ từ một đài quan sát đặt trên độ cao 30m trong điều kiện thời tiết tốt ta có thể nhìn xa được 20 km. !

Nước nào có diện tích lấn biển nhiều nhất?

     Hà Lan là một trong những quốc gia nhỏ nhất châu Au. 1/2 diện tích nước này là đất lấn biển, lấn hồ và đầm lầy. Hà Lan là khu vực đồng bằng do sông Rhin, sông Meuse và sông Escaut – những con sông đổ ra biển Bắc tạo thành. Hà Lan là nước không hề có núi cao. Phần lớn đất đai ở đây chỉ cao trên dưới 30m và hơn một nửa diện tích nằm thấp hơn mức nước thuỷ triều lên. Cũng vì .thế, nước này có tên bằng tiếng Pháp là Pays và Bas và tên tiếng Anh là Holland mà phiên địch ra tiếng Hán và đọc theo âm tiếng Việt là Hà Lan. Có nghĩa là vùng đất thấp trũng. Những vùng bị tát cạn gọi là đất lấn biển. Bao quanh vùng đất này là những con đê ngăn không cho nước biển tràn vào. Ngoài ra, đây còn là những vùng đất có những rãnh sâu. tháo nước để nước ngấm xuống lòng đất.

     Việc tát cạn nước để lấn biển đã trở nên quen thuộc với người Hà lan từ cách đây nhiều thế kỷ. Đầu tiên là những trạm bơm nước hoạt động như các cối xay gió. Ngày nay chúng được thay thế bằng các trạm bơm chạy bằng động cơ diêzen. Hiện nay, người Hà Lan vẫn tiếp tục lấn biển. Để tăng 10% diện tích đất nước, họ đã cho xây một con đê dài 82 km và các dự án đất lấn biển mới vẫn đang tiếp tục được thực hiện.




  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS