Được tạo bởi Blogger.
RSS

Mặt trời mọc hướng nào?và vì sao? Đường chân trời ở đâu?


Vì sao mặt trời mọc đằng Đông?

     Trái đất tự quay xung quanh trục của mình từ Tây sang Đông. Khi chúng ta tiến vào vùng ánh sáng tương ứng với phía được mặt trời hướng tới, chúng ta nhìn thấy mặt trời ở chân trời đằng Đông. Chính là hiện tượng quay của trái đất đưa chúng ta hướng về phía Đông.

     Người ta có thể dựng lại hình ảnh mặt trời mọc phía đông nhờ sự hỗ trợ của một quả địa cầu và một chiếc đèn pin.


Mặt trời mọc hướng?và vì sao? Đường chân trời ở đâu?



     Sự chiếu sáng trên quả cầu tương ứng với ánh sáng mặt trời. Nửa gắn trên quả cầu này một hình người nhỏ bằng nhựa, rồi cho quả cầu quay, ta sẽ thấy hình người dần quay từ ngày tới đêm, giống như thể trái đất đang quay. Khi hình người đi vào vùng sáng, nguồn sáng ở phía Đông. Ngược lại khi hình người đi vào vùng tối, nguồn sáng ở phía Tây đó là hướng mặt trời lặn.

Đường chân trời ở đâu?

     Đường chân trời là nơi mà bầu trời có vẻ như gặp mặt đất và mặt biển. Vì bề mặt trái đất cong nên dường như đường chân trời hạn chế tầm nhìn của ta.

     Càng lên cao, càng có thể nhìn xa, vào một ngày đẹp trời ta có thể đứng trên bờ biển nhìn theo một con tàu ra khơi. Đến một lúc nào đó, con tàu dường như lắc lư từ phía bên kia đường chân trời, rồi dần dần mất hút. Từ một khoảng cách nhất định nào đó, độ cong của bề mặt mặt đất ngăn cản ta nhìn thấy con tàu ở phía bên kia. Nếu mặt nhìn cách mặt nước biển 15m ta có thể nhìn thấy xa được 4,5km. Đứng trên vách đá bên bờ biển ta có thể nhìn xa hơn nhiều, thậm chí nếu trèo lên đỉnh núi, ta còn có thể nhìn xa hơn nữa. Ví dụ từ một đài quan sát đặt trên độ cao 30m trong điều kiện thời tiết tốt ta có thể nhìn xa được 20 km. !

Nước nào có diện tích lấn biển nhiều nhất?

     Hà Lan là một trong những quốc gia nhỏ nhất châu Au. 1/2 diện tích nước này là đất lấn biển, lấn hồ và đầm lầy. Hà Lan là khu vực đồng bằng do sông Rhin, sông Meuse và sông Escaut – những con sông đổ ra biển Bắc tạo thành. Hà Lan là nước không hề có núi cao. Phần lớn đất đai ở đây chỉ cao trên dưới 30m và hơn một nửa diện tích nằm thấp hơn mức nước thuỷ triều lên. Cũng vì .thế, nước này có tên bằng tiếng Pháp là Pays và Bas và tên tiếng Anh là Holland mà phiên địch ra tiếng Hán và đọc theo âm tiếng Việt là Hà Lan. Có nghĩa là vùng đất thấp trũng. Những vùng bị tát cạn gọi là đất lấn biển. Bao quanh vùng đất này là những con đê ngăn không cho nước biển tràn vào. Ngoài ra, đây còn là những vùng đất có những rãnh sâu. tháo nước để nước ngấm xuống lòng đất.

     Việc tát cạn nước để lấn biển đã trở nên quen thuộc với người Hà lan từ cách đây nhiều thế kỷ. Đầu tiên là những trạm bơm nước hoạt động như các cối xay gió. Ngày nay chúng được thay thế bằng các trạm bơm chạy bằng động cơ diêzen. Hiện nay, người Hà Lan vẫn tiếp tục lấn biển. Để tăng 10% diện tích đất nước, họ đã cho xây một con đê dài 82 km và các dự án đất lấn biển mới vẫn đang tiếp tục được thực hiện.




  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS