Được tạo bởi Blogger.
RSS

Giải thích về sao Thủy, sao Thổ và sao Hỏa

Sao thổ vì sao lại có nhiều vành?

Sao thổ vì sao lại có nhiều vành?


   Các vành trên sao Thổ được tạo thành bởi hàng tỉ tỉ khối băng có đường kính không quá vài mét. Tính từ bờ vành bên này tới bờ vành bên kia, các vành tạo nên đĩa của sao Thổ có đường kính 270.000 km. Như vậy, người ta có thể xếp thẳng hàng 22 hành tinh như trái đất trên các vành này. Tuy nhiên các vành này có bề dày rất mởng, không quá 100m. Các mảnh băng hợp thành các vành này tạo nên một loạt hàng trăm vành đồng tâm. Nhìn từ trái đất, chúng cho ta cảm giác như một chiếc đĩa quay liên tục.

Vì sao khó nhìn thấy sao Thuỷ?

   Sao Thuỷ là hành tinh gần mặt trời nhất, hình như nó chỉ hơi xê dịch từ phía bên này sang phía bênkia của mặt trời. Lúc nhìn thấy nó lệch khởi mặt trời nhiểu nhất, ta có một “cự giác”. Khi hành tinh này ở bên phải mặt trời người ta nói nó ở phía tây và có thể nhìn thấy lúc rạng đông, ngay ở các vị trí cực giác sao Thuỷ cũng không lệch mặt trời quá 26°.

   Chính vì vậy, sao Thuỷ không bao giò nhìn thấy trước một giờ khi chuyển sang ban ngày hoặc trước một giờ khi màn đêm buông xuống. Chính lúc này sao Thuỷ vẫn còn ở tít tận chân trời, vì vậy khó có thể nhìn thấy nó bằng mắt thường.

   Để nhìn thấy sao Thuỷ phải mất 116 ngày mối tìm lại được vị trí của nó trên bầu trời của chúng ta. Người ta gọi đó là chu kỳ “giao hội”. Cứ 2 tháng sao Thuỷ lại luân phiên trở thành tinh tú của buổi tối và buổi sáng.

Vì sao sao Hoả có màu đỏ?

   Nếu để một thanh sắt ngoài trời, chắc chắn nó sẽ bị gỉ. Ngay cả đá trên sao Hoả cũng bị gỉ đi chỉ vì chúng có chứa nhiều sắt. Chỉ cần chút ít hơi nữa tồn đọng trong bầu khí quyển của sao Hoả cũng đủ để tạo thành axít sắt, có nghĩa là có sự han gỉ. Sự han gỉ này sinh ra những hạt cát phủ khắp hành tinh này.

   Ở trái đất, người ta vẫn có thể tìm thấy những khôi đá gỉ đở, nhất là ở vùng Grand Cenyon ở Arizona.Trên sao Hởa, hạt cát mảnh đến mức dù một  cơn gió nhẹ nhất cũng làm chúng bay lên và thường xuyên có những hạt bụi bay lơ lửng trên không gian làm cho bầu khí quyển trên sao Hoả thành màu hồng cam. Bầu trời của trái đất có màu xanh là do những phần tử ôxy và những phân tử ozon trong không khí cho phép những tia màu xanh đi qua. Khi những cơn bão ập đến, cả bầu trời sao Hoả biến thành một đám mây bụi dày đặc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: mat troi moc huong nao, núi cao nhất thế giới

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS