Được tạo bởi Blogger.
RSS

Vì sao cốc thủy tinh dầy lại dễ vỡ?


   Cốc thủy tinh dầy lại dễ vỡ hơn cốc thủy tinh mỏng. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân làm vỡ cốc là do cốc thủy tinh trương ra không đều. Khi đổ nước sôi vào trong cốc, tầng trong của cốc bị nóng trước, lập tức trương to ra, nhưng tầng ngoài thì vẫn lạnh, không bị trương ra. Như vậy thủy tinh của bên trong ra sức ép thủy tinh bên ngoài làm cho cốc bị vỡ. Còn cốc thủy tinh mỏng, vì bên trong và bên ngòai của chúng đồng thời chịu sức nóng nên cũng đồng thời trương ra, do đó mà không bị vỡ.

Vì sao cốc thủy tinh dầy lại dễ vỡ?


Vì sao xếp hàng qua cầu lại không được đi đều bước?


Vì sao xếp hàng qua cầu lại không được đi đều bước?


    Cách đây hơn 150 năm về trựớc, Napôlêông chỉ huy đội quân di xâm lược Tây Ban Nha, có một đơn vị khi đi qua chiếc cầu treo, viên quan hô hiệu lệnh: 1, 2, 3, 4! Theo khẩu lệnh đó quân lính đi đều bước ỏ trên cầu, bỗng nhiên chiếc cầu đổ sập, tất cả quân lính đều rơi xuống sông. Nguyên nhân của bi kịch này là sự trùng hợp chấn động, cũng gọi là cộng chấn. Khi một đội quân bước đều bước, tất cả những gót chân đồng thời đều nện lên mặt cầu khiến cho kết cấu của cầu bị chấn động rất lớn, hơn nữa tiến hành bước đi có tiết cấu, trùng lặp từng đợt biên độ tăng thêm chấn động trên cầu, khiến cho áp lực ở trong cấu kiện tăng lên gấp mấy lần, khi vượt quá áp lực quy định thì bi kịch sẽ xảy ra. Vì thế mà các nước trên thế giói đều có quy định như thế này: Quân đội khi di qua cầu không được đi đều bước.

Vì sao trên toa xe lửa, cửa sổ lại lắp hai lần kính?


Vì sao trên toa xe lửa, cửa sổ lại lắp hai lần kính?


    Trên tàu hỏa nếu cửa sổ chỉ lắp một lần kính thì mùa đông gió lạnh sẽ lùa qua khe hở làm cho người ngồi trong toa phải gánh chịu cái lạnh ghê gớm. Đồng thời mùa hè trong toa xe có khí nóng vẫn bị ảnh hưỏng.

    Lắp hai lần kính tức là đã tìm được ngưòi bạn đáng tin cậy để tránh cái nóng nghiệt ngã hay cái lạnh thấu xương của những ngưòi khác ngồi trong toa xe.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bí ẩn khoa học, núi cao nhất thế giới

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS