Được tạo bởi Blogger.
RSS

Nhật thực và nhiệt độ của các ngôi sao

Cái gì đã gây ra nhật thực?

    Mặt trời tuy có đường kính gấp 400 lần mặt trăng, nhưng cũng cách xa mặt trăng hơn 400 lần. Sự trùng hợp đáng chú ý này khiến chúng ta cảm thấy dường như cả hai thiên thể này đều có đường kính bằng nhau. Khi mặt trăng vừa đến đứng trước mặt trời thì nó hoàn toàn che khuất mặt trời.

Cái gì đã gây ra nhật thực?


   Cái mà chúng ta nhìn thấy khi xảy ra hiện tượng nhật thực là vòng nhật hoa sáng chói bao quanh mặt trời chẳng bao lâu bị che khuất và không còn nhìn thấy trên bầu trời.

   Nhật thực chỉ xảy ra ở kỳ trăng non tại chinh thòi điểm mà mặt trăng hoàn toàn thẳng hàng giữa trái đất và mặt trời nếu chệch phải đường thẳng đó thì chỉ có nhật thực một phần mà thôi.

   Khi xảy ra nhật thực toàn phần, bóng tối của mặt trăng sẽ chiếu xuống trái đất nhưng không quá 300 km chiều rộng. Những trường hợp nhật thực như vậy rất hiếm khi xảy ra, trung bình hai đến ba thế kỷ mới có một lần nhật thực tuyệt đốixảy ra ở cùng một nơi nào đó.

Vì sao không có sự sống trên mặt trăng?

   Để sự sống hình thành cần phải có nước vàkhông khí, nhưng trên mặt trăng hoàn toàn không có khí quyển và không có nước. Bể mặt của nó hoàn toàn nằm trong chân không của vũ trụ không có gì che chắn cả. Vào giữa trưa nhiệt độ trung bình lên tới 150 °c, cho nên sự sống không thể tồn tại với sức nóng như vậy.

   Các nhà khoa học đã thực hiện những thí nghiệm để thử xem sự sống có thể tồn tại được trong những điều kiện của mặt trăng hay không. Họ đã tái tạo chính xác những điều kiện đó nhưng ngay cả vi sinh vật có sức đề kháng cao nhất cũng không thể sống nổi. Mặc dù như vậy người ta vẫn phải cách ly hoàn toàn đối với những người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Nếu như những vi sinh vật nhỏ bé nhất mặt trăng tồn tại thì cũng không để cho chúng lan nhiễm khắp trái đất. Sự đề phòng này hoàn toàn bị loại bỏ khi người ta biết rằng mặt trăng chỉ là một thế giới không có sự sống.

Vì sao độ nóng của các ngôi sao không giống nhau?

   Độ nóng của các ngôi sao khác nhau là do một số ngôi sao sáng hơn ngôi sao khác giống như các loại bóng điện có cường độ chiếu sáng khác nhau. Hai là khoảng cách giữa các ngôi sao không như nhau. Ngôi sao nào gần chúng ta hơn thì sáng hơn những ngôi sao ở xa.

   Độ sáng của ngôi sao được các nhà thiên văn học gọi là “tinh đẳng”, cần phải phân biệt giữa tinh đẳng biểu kiến (tức là độ sáng của ngôi sao như chúng ta nhìn thây trên bầu trời) và tinh đẳng tuyệt đôi (độ sáng của ngôi sao khi nó được đặt đúng vào khoảng cách 33 năm ánh sáng). Những ngôi sao sáng nhất đều có tinh đẳng là 0. Ngôi sao yếu nhất khi nhìn bằng mắt thường có tinh đẳng là 6.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS