Được tạo bởi Blogger.
RSS

Nguyên nhân gây khàn cổ khi nói nhiều

Vì sao nói nhiều lại khàn cổ?

    Người ta thường dùng từ gọi là khàn cổ, trên thực tế chính là thanh đói bị làm việc quá độ nên khó phát ra âm thanh. Phát ra âm thanh là một loại hoạt động sinh lý phức tạp, bộ phận chủ yếu của nó là thanh đới, lưỡi, răng, hàm, mồm v.v… có tác dụng phụ trợ. Nói nhiều trước hết cảm thấy cổ họng, lưỡi bị khô, sau đó thì cảm thấy phát ra âm thanh khô cứng, sạn, có nhiều hơi ở trong đó. Lúc ấy cần nên kịp thời nghỉ ngơi, nói ít đi, thậm chí không nên nói nữa, cần uống thuốc để cổ họng mềm để bảo vệ họng thì có thể tránh được nói khàn. Nếu không giọng nói ngày càng khàn, thanh âm ngày càng nhẹ đi, dẫn đến nói không rõ tiếng nữa. Hiện tượng này phải qua một thời gian mới có thể trở thành bình thường được.

Mái tóc tác dụng gì ?
    Mái tóc của con người có rất nhiều tác dụng, ví dụ nó có thể giữ ấm cho đầu, che gió lạnh, che nắng nóng. Mái tóc dày lại có tính đàn hồi và độ dài nhất định, có tác dụng làm đẹp nữa. Người ta chải tóc thành nhiều kiểu khác nhau, có thể làm cho con người trỏ nên đẹp hơn. Cho nên để bảo vệ mái tóc chúng ta cần thường xuyên gội đầu, giữ vệ sinh cho tóc.
Mái tóc tác dụng gì ?

Vì sao một số người có mắt nâu và một số có mắt xanh?

    Màu mắt đều do di truyền từ cha mẹ qua vi thể các gien di truyền. Gien tồn tại trong tế bào và quyết định những nét đặc biệt trên cơ thể chúng ta: màu mắt, màu tóc, cỡ người v.v… ứng với mỗi nét đặc trưng phải có hai gien thường là gien này áp đảo gien kia. Trong trường hợp màu mắt, gien nâu trội hơn gien xanh. Một người được sinh ra từ hai gien mắt nâu thì chắc chắn mắt người đó sẽ nâu. Cũng như vậy một người có hai gien mắt xanh sẽ có đôi mắt xanh. Nhưng nếu có một gien mắt xanh và một gien mắt nâu thì sẽ có mắt nâu.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS