Được tạo bởi Blogger.
RSS

Lý giải về mảng kiến tạo, băng trôi và sóng cồn

Vì sao các lục địa lại di chuyển?

     Vỏ trái đất không quá dày, nó bị vỏ thành nhiều mảng lớn, các mảng này di chuyển chậm do các dòng chảy, dưới lớp vỏ trái đất. Nhà khoa học ngườiĐức Wegenen là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự di chuyển của lục địa. Ông đã nhận thấy rằng hầu như các lục địa đều ghép được lại với nhau như các mảnh của trò chơi ghép hình. Từ nghiên cứu về động đất và đáy đại dương, các nhà địa vật lý đã kết luận rằng lục địa và đại dương nằm trên các mảng lớn của vỏ trái đất gọi là mảng kiến tạo. Các mảng này di động bởi vì chúng nằm trên lớp áo vốn được tạo thành từ các đá sền sệt như nhựa đường, di chuyển của bản thân lớp áo cũng chuyển động.

Các tảng băng biến mất khi nào?

     Càng xa vùng cực thì các tảng băng trôi càng tan nhanh. Thời gian để một khối băng trôi có thể tan hết phụ thuộc vào kích thước của nó và nhiệt độ của nước biển.

Các tảng băng biến mất khi nào


     Nhiều tảng băng lớn có thể trôi đi rất xa. Thậm chí có những tảng băng trôi đến tận vùng nhiệt đới mới tan hết. Năm 1835 một tảng băng đi qua vĩ độ thấp hơn Địa Trung Hải rồi xuống phía Nam và người ta không biết chính xác rằng nó tan ở đâu.

     Càng xa vùng cực thì các tảng băng trôi càng tan nhanh, một phần phải chịu tác động của ánh mặt trời, phần khác do sự xói mòn của mưa và sóng biển cũng làm giảm kích thước các tảng băng trôi. Chúng có thể trôi bập bềnh trên biển hoặc vỡ ra từng mảng nhỏ, băng trôi thường bị các dòng chảy đại dương và gió đẩy đi. Ban đầu chúng đi theo những đường song song, sau đó sẽ phân tán đi khắp nơi.

Sóng cồn hình thành ở đâu?

     Sóng cồn là làn sóng lớn bắt nguồn từ dòng chảy cửa sông dưới ảnh hưởng của thuỷ triều. Sóng cồn chỉ xuất hiện ở những cửa sông có dạng hình phễu và khi thuỷ triều lên rất cao.

    Ở vùng cửa sông, thuỷ triều lên sẽ gặp dòng chảy của sông và đáy sông. Điều đó làm cho nước dâng cao tạo thành những đợt sóng cuộn. Bị thuỷ triều đẩy, những đợt sóng này liên tiếp vỗ trên mặt sông và truyền ngược dòng cách đó hàng km.

     Sông Tiền đường thường xảy ra hiện tượng sóng triều kỳ vĩ nhất. Sông này đổ vào vịnh Hằng Châu nó tạo thành lớp sóng cao 7,5m và chuyển động với vận tốc 24 km/giờ. Cách xa 20 km người ta vẫn có thể nghe thấy tiếng sóng vỗ. Sóng cồn ở vùng Canl do Norte một trong những cửa ra chính của sông Amazon (Nam Mỹ) là sóng triều vận chuvển được lượng nước lớn nhất, nó rộng 16 km và trùm lên mặt sông trên 1000 km.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS