Được tạo bởi Blogger.
RSS

Than đá tại châu Nam cực và hình dạng của các tinh thể tuyết

Vì sao lại tìm thấy các vỉa than đá ở châu Nam Cực..?

     Như chúng ta đã biết than đá do các thực vật hoá thạch tạo thành. Ngày nay ở châu Nam Cực, trong vùng cực Nam người ta không tìm thấy một loài thực vật nào cả. Nhưng hẳn là xưa kia ở châu Nam Cực đã từng có rất nhiều thực vật thì mói có thể tạo thành than đá ởđây.Than đá ở châu Nam Cực được hình thành từ kỷ Fecmi cách đây khoảng 250 triệu năm. Thuyết về sư di chuyển của lục địa giúp ta hiểu tại sao khí hậu ởđó lúc ấy lại nóng hơn ngày nay. Vào kỷ Fecmi, châu Nam Cực là một phần của lục địa lớn Sange. Khi siêu lục địa này bị vỡ ra thì châu Nam Cực lại hợp nhất vớichâu Phi, châu Đại Dương, Nam Mỹ và An Độ tạo thành lục địa Gondwana, về sau châu Nam Cực lại tách ra rồi chiếm vị trí của cực Nam.

Sau 50 triệu năm nữa các lục địa sẽ v đâu?

     Qua 50 triệu năm nữa có thể vị trí của các lục địa liệu có khác nhau không nếu chúng vẫn di chuyển. Hình dạng của chúng khi ấy cũng khác đi.

     Cách đây gần 250 triệu năm, trái đất còn là một lục địa rộng lớn duy nhất (Pangee) bao quanh bởi một đại dương duy nhất. Gần 100 triệu năm sau, lục địa Pangee bắt đầu bị tách nhỏ ra. Và chuyển động này đến nay vẫn tiếp tục. Thái Bình Dương phần còn lại của đại dương Pantlalassa chắc chắn sẽ tiếp tục hẹp lại dần. Cả hai lục địa châu Mỹ bị đẩy dần về phía Đông và tách khởi nhau trong khi Đại Tây Dương được nối rộng ra. Châu Úc sẽ nhích lên phía Bắc và lục địa Á và Âu sẽ nhích về phía Tây. Châu Phi sẽ bị chia nhỏ, những mảnh lớn nhất sẽ bị đẩy về phía Bắc và diện tích Địa Trung Hải bị thu hẹp lại, đồng thời dãy Alpes được nâng cao hơn.

Vì sao bông tuyết lại hình thành từ các tinh thể?

     Khi hơi nước gặp lạnh ngưng tụ lại thành những giọt nước. Đôi khi trong không khí lạnh hơi nước có thể chuyển hoá trực tiếp thành những tinh thể băng. Những tinh thể này tự liên kết với nhau tạo thành bông tuyết.


Vì sao bông tuyết lại hình thành từ các tinh thể


    Trong một đám mây tuyết không có những luồng gió mạnh đi lên. Mặt khác nhiệt độ phải đủ lạnh (nhưng không được lạnh quá) hạt nước mới chuyển hoá trực tiếp sang dạng tinh thể.

    Hình dạng của các tinh thể tuyết thay đổi tuỳ theo nhiệt độ và độ ẩm không khí nơi chúng hình thành và nơi chúng rơi xuống. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ta không bao giờ nhìn thấy hai tinh thể tuyết giống nhau hoàn toàn.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: bí ẩn khoa học, núi cao nhất thế giới

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS