Được tạo bởi Blogger.
RSS

Giải đáp về sao băng và mặt trời

Sao băng là gì?

    Sao băng là một tia lửa thoáng hiện trên bầu trời, trên thực tế nó không phải là một ngôi sao rơi khởi bầu trời mà là một viên đá nhở của vũ trụ, xuyên qua khí quyển với vận tốc rất lớn, khoảng 100.000 km/h. Lực ma sát của không khí lập tức làm nóng viên đá này, nó chói sáng lên và để lại một vệt trắng dài. Những viên đá này là những thiên thạch, chúng thường là những mảnh vụn của các sao chổi cũ, chúng cũng có thể là những mảnh kim loại đến từ các tiểu hành tinh bị phân tán sau khi va chạm.

Sao băng là gì?


   Những viên đá này cũng quay xung quanh mặt trời, nhưng thỉnh thoảng quỹ đạo của chúng bắt gặp quỹ đạo của trái đất và vì thế chúng bùng lên khi rơi vào khí quyển. Trái đất đã từng gặp đám thiên thạch, nổi tiếng nhâ’t là đám thiên thạch penseides mà hàng năm đều nhìn thây vào đêm 11 rạng 12 tháng 8. Khi đó người ta có thể nhìn thấy trung bình mỗi phút một ngôi sao băng.

Vì sao mặt trăng luôn luôn quay cùng một mặt về phía trái đất?

   Khi mới hình thành mặt trăng quay xung quanh bản thân nó rất nhanh. Dần dần, nó quay chậm lại, quay 1 vòng 27 ngày, đó cũng là thời gian mặt trăng đi vòng quanh trái đất. Do đó nó luôn luôn quay một mặt hướng về phía chúng ta.

   Khởi thuỷ, mặt trăng ở trạng thái nóng chảy, các mảnh đặc nhất lúc đó bị lắng sâu vào trung tâm. Nhưng hiện tượng này không được thực hiện một cách hoàn hảo nên mặt trăng không hoàn toàn đồng nhất, phía trong có những mảnh vón cục làm cho nó mất cân bằng. Sức hút của trái đất sau nhiều triệu năm đã kéo những mảnh vón cục lớn nhất hướng về phía mình. Từ lúc đó, mặt trăng chỉ có một bán cầu hướng về phía trái đất. Mặt kia luôn bị che khuất. Đồng thời, thời gian xoay quanh nó cũng bằng thời gian nó xoay vòng quanh trái đất.

Vì sao trên mặt trăng có nhiều  hố hình phễu?

   Khi các hành tinh và vệ tinh được hình thành, có rất nhiều thiên thể nhở đường kính vào khoảng 1 km chuyển động trong hệ mặt trời. Chúng bắn phá vào mặt trăng và để lại những hốhình phễu mà chúng ta thấy như ngày nay.

   Những hình phễu lớn trên mặt trang bị khoét rộng dần sau khi hình thành thiên thể này. Hầuhết các hình phễu này đều có tuổi hàng tỷ năm. Những hố mới có đường kính dưới 100 km, nhưng số hố như vậy rất ít. Trên thực tế, bề mặt của mặt trăng xưa nay vẫn không thay đổi, bởi trên mặt trăng không có không khí, không có gió, không có mưa nên không có hiện tượng xói mòn. địa hình của mặt trăng vẫn gần y nguyên như thuở ban đầu.

   Trái đất cũng từng bị bắn phá như thê nhưng khí quyển đã che chở cho nó một phần, ngoài ra hiện tượng xói mòn dã xoá đi dấu vết của những hố phễu xa xưa nhất.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS