Được tạo bởi Blogger.
RSS

Vì sao lại có một số vùng đất đai màu mỡ?

Vì sao một số vùng đất đai lại màu mỡ?

    Đất màu mỡ là loại đất nhiều mùn, vi khuẩn và muối khoáng. Đất này cũng chứa nhiều nước.   

đất đai lại màu mỡ


    Bản chất của tầng đất dưới thổ nhưỡng (còn gọi là đất cát) cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Các nham thạch dễ thấm nước như sa thạch   làm cho các lớp đất thổ nhưỡng trở nên nhẹ và khô. Các nham thạch không thấm nước như đất sét khiêu cho thổ nhưỡng trở nên nặng và không ráo nước.Những mảnh vụn của đất cũng cung cấp nhiều chất khoáng cần thiết cho cây trồng.

    Khí hậu và thực bì cũng đóng vai trò quan trọng như nhau bởi vì cây trồng cần chất hữu cơ. Thực vật chết rụng xuống làm cho đất có nhiều chất hữu cơ. Vi khuẩn giúp thực vật chết này phân huỷ và tạo ra một chất màu sẫm và ẩm gọi là mùn. Đất màu mỡ nhất là loại đất nhiều mùn hoặc nhiều bùn. Bùn gồm có bùn sét, bùn vôi lẫn đá vụn, các chất hữu cơ do các dòng sông mang đến.

đâu có nhiều măng đá và vú đá lớn nhất?

    Người ta thường nhìn thấy các vú đá rủ xuống trong các hang động. Những vú đá lớnnhất ở Tây Ban Nha. Măng đá hình thành trên các nền hang. Ở Pháp có những khối măng đá lớn nhất thế giới.

    Vú đá và măng đá được hình thành trong những hang động có đá vôi. Nước thấm xuống đất mang theo rất nhiều phần tử nhỏ đá vôi. Khi nước nhỏ giọt trong hang, chúng tạo thành những lớp đọng bằng đá vôi gọi là vú đá và măng đá. Những đụn đá lớnnhất hiện nay thường được bắt đầu hình thành từ cách đây hàng nghìn năm bởi những lớp đọng này tích tụ rất chậm. Vú đá lớn nhất được biết đến hiện nay nằm trong hang Herja gần Malâga thuộc Tây Ban Nha. Đây là cột đá cao 59m. Măng đá lớn nhất thế giới nằm trong hang Armand thuộc bang Lorene cao 29m.

Vì sao một số con sông lại có tam giác châu?

    Tam giác châu của một con sông có nguồn gốc là nơi tích tụ phù sa (bùn và cát) ở cửa sông. Nó có dạng tam giác giống như chữ cái Hy Lạp có tên Delta.

    Tam giác châu hình thành cửa sông nếu lượng phù sa mà sông vận chuyển nhiều nhưng biển chỉ có thể phân tán phù sa qua các dòng chảy và thuỷ triều được một ít. Người ta cũng gặp rất nhiều tam giác châu thuộc các con sông lớnvà nhờ đổ vào hồ hay biển kín. Đó là trường hợp sông Nin và sông Không ở Địa Trung Hải.

    Khi sông đổ vào hồ hay biển, tốc độ dòng chảy bỗng nhiên chậm lại. Phù sa của sông tích tụ lại và dần dần sẽ lấp cửa sông. Nướcbị chặn lại ở mỗi bờ của lòng sông cũ và xói thành những lòng sông mới theo vật chất có trong chúng ra biển. Như vậy một vùng đầm lầy có dạng tam giác sẽ được hình thành và ngày càng lan ra.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS