Được tạo bởi Blogger.
RSS

Chốc mép là do đâu?

Vì sao bị chốc mép?

   Rất nhiều cháu nhỏ thường bị chốc mép. Khi chốc mép vừa khô vừa đau, không há được miệng, có khi ngay cả việc ăn uống cũng khó khăn. Vì sao lại có hiện tượng như vậy?Chốc mép là do khi ăn hay chọn món ăn ngon, khiến cho trong cơ thể bị thiếu một chất dinh dưỡng gọi là vitamin B2 gây ra.   Thiếu chất này mép dễ bị nứt nẻ, vi khuẩn nhân cơ hội chui vào gây bệnh, làm chỗ đó bị viêm thành chốc mép. Vì vậy các cháu nhỏ chớ nên chọn những món ăn ngon mà nên ăn đều các món, và luôn phải giữ vệ sinh răng miệng, có như vậy mới tránh được bệnh chốc mép.

Vì sao mùa hè ra nhiều mồ hôi mùa đông lại ra ít?

Vì sao mùa hè ra nhiều mồ hôi


   Nhiệt độ trong con người ta luôn giữ ở mức độ nhất định. Ra mồ hôi là một cách toả nhiệt, giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn bình thường. Nhiệt độ cơ thể quá cao hay quá thấp đểu có cảm giác khó chịu. Khi ốm bị sốt là lúc nhiệt độ cơ thể đã cao. Mùa hè trời rất nóng, nhiệt lượng trong cơ thể rất lớn, cơ thể phải toả nhiệt bên trong bằng cách ra mồ hôi qua tuyến mồ hôi trên da, cho nên mùa hè dễ ra mồ hôi. Đến mùa đông trời lạnh, cơ thể người cần giữ nhiệt cho ấm nên tuy cũng ra mồ hôi nên cũng ít.

Vì sao khi khát nước lại không nên uống nhanh?

   Sau khi lao động mệt, nhất là vào hôm trời nóng mồ hôi đầm đìa, các bạn nhỏ thường hay bưng cốc nước, uống ừng ực liền một mạch. Uống nước như thế là có hại cho sức khoẻ, bởi vì nước uống vào bụng sẽ được nhanh chóng hấp thụ vào mạch máu, lâu dần có thể bị mắc bệnh tim. Hơn nữa uốg nước liền một lúc quá nhiều quá nhanh sẽ rất lắm mồ hôi đem theo lượng muối vốn cần thiết cho cơ thể, mất nhiều muối cũng có thể bị bệnh. Cho nên khi khát nước quá các cháu chỉ nên uống nưốc từ từ.

Vì sao nhìn thấy của chua lại ứa nước bọt?

   Trong khoang miệng chúng ta có những lỗ nhỏ có khả năng tiết nước bọt, chúng đều là đầu ống của tuyến nưóc. Khi chúng ta ăn tuyến nước bọt bị kích thích sẽ tiết ra nước bọt. Nước bọt chẳng những làm trơn ưốt khoang miệng mà còn giúp tiêu hoá thức ăn. Nước bọt nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào sự chỉ huy của đại não. Thức ăn chua luôn kích thích nước bọt mạnh nhất, cho nên mỗi lần ăn của chua, đại não lại phát ra tín hiệu cho tuyến nước bọt tiết ra rất nhiều nước. Lâu ngày hễ nhìn thấy của chua, chưa kịp ăn đại não đã quen phát tín hiệu, thế là tuyến nước bọt liền tiết ra ngay.





  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS