Được tạo bởi Blogger.
RSS

Tìm hiểu về sông băng và hiện tượng hải lưu lớn

Những kẽ nứt trên sông băng từ đâu mà có?

   Đó là những đường rạn vỡ trên sông băng, chúng thường nhỏ nhưng rất sâu và vô cùng nguy hiểm cho những người leo núi, nhất là khi chúng bị một lớp băng tuyết mỏng phủ kín.

kẽ nứt trên sông băng


   Các sông băng thường di chuyển rất chậm theo mặt dốc mà chúng trùm lên. Bề mặt của chúng rất cứng và giòn. Mặt khác, tốc độ di chuyển của chúng không phải lúc nào cũng như nhau. Lớp băng trên bề mặt thường di chuyển nhanh hơn những lớp dưới sâu, các phần giữa thường di chuyển nhanh hơn phần bên rìa. Sự chênh lệch về vận tốc như thế đã gây ra hiện tượng nứt băng. Lớp băng trên bề mặt bị chia nhở và xuất hiện những vết nứt.

   Sông băng ở vùng núi thường xuất hiện trong thung lũng trên cao, thời tiết giá lạnh đã biến tuyết thành băng. Một đường nứt dài tách đường chu vi của sông băng khỏi những sườn núi phủ đầy tuyết của thung lũng này. Đường nứt đó được gọi là đường nứt rìa.

Các hải lưu lớn xuất hiện ở đâu?

   Hải lưu lớn nhất thế giới là dòng Nam Cực, được gọi như vậy vì nó chảy quanh chân Nam Cực.

   Hải lưu Nam Cực chảy từ Đông sang Tây. Chiều dài của nó thay đổi từ 200 – 300km. Trên bề mặt dòng này chảy với tốc độ trung bình khoảng 1 km/giờ và làm vẩn đục một khối lượng nước khổng lồ khoảng 270 triệu m3/giây giữa đầu mút Nam Mỹ và bán đảo Nam Cực.

   Hải lưu Nam Cực chuyển động nhờ những luồng gió rất mạnh từ phía Đông bán cầu Nam thổi tới mà những người đi biển gọi nó là “vĩ tuyến thứ 40 gầm rú”. Bởi chúng hoạt động giữa vĩ tuyến 40 và 50. Ở vùng này rất hiếm khi nhìn thấy đất nhô lên khỏi mặt đại dương, các luồng gió không gặp trở ngại nào cả nên thổi rất mạnh. Đây còn là khu vực bão rất nguy hiểm đối vớicác tàu thuyền khi đi qua khu vực này.

Vì sao sông băng lại di chuyển?

   Tuyết thường xuyên tích tụ trên bể mặt các sông băng. Bị đè nặng các sông băng bắt đầu trượt từ từ tuỳ thuộc vào trọng lượng của bản thân chúng.

   Lớp băng dưới đáy sông băng chịu một áp suất mạnh đến nỗi các tinh thể tạo nên băng tan ra từng phần. Trên lớp màng chất lỏng này toàn bộ tảng băng có thể trượt dễ dàng. Tốc độ trượt tuỳ theo độ dốc của thung lũng, độ dày của sông băng và nhiệt độ. Hàng năm sông băng có thể trượt được vài chục mét. Sự chuyển dịch của sông băng thường được theo dõi bằng vị trí các cọc cắm trên băng. Những chiếc cọc ở giữa di chuyển nhanh hơn những chiếc ở hai bên bờ. Sự chênh lệch tốc độ như vậy thường kéo theo hiện tượng rạn nứt.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS