Được tạo bởi Blogger.
RSS

Vị trí của núi lửa phun trào lớn nhất và tâm ngoài động đất.

Vì sao có những mạch nước nóng và hơi nước phun ra từng đợt.

     Các mạch nước như vậy thường gặp ở các vùng núi lửa, nhưng không phải tất cả các vùng núi lửa đều có mạch nướcnhư vậy. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi nước nóng chịu áp suất lớn trong lòng đất có thê nhìn thấy một lỗ hổng để thoát ra ngoài không khí.

mạch nước nóng và hơi nước


     Các mạch nước phun từng đợt hoạt động gần giống như cái nồi áp suất. Áp suất càng cao nước sôi ở nhiệt độ càng lớn. Nước bị nhốt kín trong tầng đất sâu của vùng núi lửa vốn đã ở trạng thái quá nhiệt trước khi đạt đến điểm sôi.

     Khi đạt đến điểm sôi các bọt hơi nước sẽ đẩy nước lên khỏi mặt đất. Nước quá nhiệt này gặp khí trời mới bắt đầu sôi. Vì áp suất ở đây thấp hơn áp suất trong lòng đất. Khi đó, ta thấy tia hơi nước phun lên rất mạnh, khi lượng nước yếu dần thì mạch nước ngừng phun, chỉ một vài giò sau lại xảy ra đợt phun mới.

Núi lửa phun trào dữ dội nhất thế giới ở đâu?

     Năm 1883 một vụ nổ khủng khiếp đã biến núi lửa Perbuatan thành bụi và phá huỷ một phần đảo Knakatoa thuộc Inđônêxia. Đây là vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong lịch sử. Knakatoa là một đảo nhỏ thuộc eo biển Sonde, nằm giữa Java và Sumatra. Vụ nổ núi lửa Pêrbuatan (27/8/1883) tách đảo Knakatoa thành hai phần. Vụ nổ khủng khiếp đến nỗi cách xa hơn 3000km, tận An Độ và châu Úc người ta vẫn có thể nghe thấy. Những khối đá bắn lên không trung tận 55 km. Hàng nghìn tấn tro toả khắp bầu trời và phủ kín hàng nghìn km trên đảo.

     Đợt sóng thần khủng khiếp sinh ra từ vụ nổ Knakatoa đã gây ra những thiệt hại về người và của còn ghê gớm hơn cả vụ nô đó.

     Sau thảm hoạ này, một ngọn lửa nhỏ đang hoạt động được hình thành trên đảo Knakatoa. Nguời ta gọi nó là Anaknakatoa, có nghĩa là “Con trai của Knakatoa”.

Tâm ngoài động đất nằm ở đâu?

     Tâm ngoài là một điểm trên bề mặt trái đất mànếu gióng thẳng xuống dưới thì sẽ gặp được trung tâm giải phóng năng lượng gây động đất.

     Dưới mặt đất thường xảy ra rất nhiều hiện tượng địa chất. Một số hiện tượng diễn ra từ từ, nhưng cũng có hiện tượng diễn ra đột ngột và giải phóng năng lượng rất mạnh. Những đợt chấn động làm rung chuyển bề mặt trái đất đều khá dữ dội.

     Vùng dưới lòng đất, nơi phát ra những đợt chấn động như vậy gọi là tâm động đất. Tâm ngoài là một điểm trên mặt đất và nằm trên đường thẳng đứng đi qua tâm động đất. Độ sâu của động đất chính là khoảng cách từ tâm đến tâm ngoài. Các chuyên gia phân chia động đất thành các loại như sau: Động đất nông (khoảng cách giữa tâm và tâm ngoài là 0-70 km), Động đất trung bình (70 – 300km), động đất sâu (300 – 700 km). Động đất sâu nhất là những trận động đất lan ra xa nhất. Trận động đất xảy ra năm 1897 ở Bắc Âu được coi là một trong những trận động nhất sâu nhất đã từng đo được. Những đợt rung chuyển của nó đã ảnh hưởng đến tận Rôma, Strabbourg và Edinburg.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS