Được tạo bởi Blogger.
RSS

Vì sao không gian của trái đất có màu xanh

Vì sao xuất hiện màu xanh trong không gian của trái đất

     Phần lớn hành tinh của chúng ta là đại dương, trong khi đó khí quyển đóng vai trò rất quan trọng nên toàn bộ trái đất được khoác một màu xanh phơn phớt.

     Đai dương bao phủ khoảng 1/2 diện tích trái đất. Ánh sáng mặt trờichiếu xuống trái đất gồm nhiều màu sắc khác nhau. Nước và bụi lẫn trong không khí hấp thụ những tia nắng màu đó (có bướcsóng dài lớn) và phản xạ những tia màu xanh (có bước sóng ngắn). Do vậy, toàn bộ trái đất được phủ một màu xanh lơ.

Vì sao gió xoáy thường gây ra thiệt hại?

     Gió xoáy là những luồng gió rất mạnh thổi theo hướng hình tròn vớivận tốc khoảng 300 km/giờ, còn được gọi là gió lốc hoặc bão. Chúng được hình thành phía trên vùng biển nóng, sau đó vừa di chuyển vừa hấp thụ độ ẩm càng lúc càng nhiều. Một cơn gió gió xoáy có thể đạt đến đường kính 400 km.

Vì sao gió xoáy thường gây ra thiệt hại


   Vùng trung tâm của gió xoáy được gọi là mắt bão. Đó là một vùng yên tĩnh có đường kính khoảng 40 km. Xung quanh vùng này có rất nhiều luồng gió thổi theo hướng hình tròn sau đó bay lên tầng khí quyển tựa như một ống khói vô hình. Sau khi đi qua mắt bão một vùng gió lặng thì gió sẽ mạnh lên gấp bội.

Vì sao có ngày và đêm?

     Khi một nửa trái đất được mặt trời chiếu vào thì nửa kia bị chìm trong bóng tối. Trái đất tự quay xung quanh nó với 24 giờ khi kết thúc một vòng. Vì vậy bất cứ nơi nào mà con người sinh sống cũng đều lần lượt chuyển dần từ bóng tối đến ánh sáng: Đó là đêm rồi đến ngày và ngược lại.

     Trục quay của trái đất là một đường thẳng nối từ cực Bắc đến cực Nam. Vị trí trái đất vào khoảngtháng mười hai cực Nam nghiêng về phía mặt trời. Đối với những người dân ởbán cầu Nam đây đang là mùa hè, bởi mặt trời đang lên cao. Ở thời điểm đó châu Nam Cựckhông bao giờ tắt ánh nắng mặt trời, ở cực bắc, ngược lại bóng tối bao phủ cả ngày lẫn đêm. Vào tháng sau, khi cực Bắc nghiêng về phía mặt trời, mặt trời lúc đó lên cao, ngày kéo dài 24 giờ ởBắc cực.

Vì sao có các mùa khác nhau?

     Trong một năm, trái đất hoàn thành một vòng quay quanh mặt trời. Mỗi một vòng quay, trái đất phải trải qua những giai đoạn khác nhau.

     Vào tháng 6, khi bán cầu Bắc nghiêng về phía mặt trời, thì cũng là lúc mùa hè ngợp nắng trên bầu trời châu Âu, chấu Á và Bắc Mỹ. Khi mặt trời ở phương thẳng đứng vớichí tuyến Bắc, thế là cái lạnh đầu đông đổ về phía bán cầu Nam.

     Sáu tháng sáu, vào tháng 12 đên lượt cực Nam hướng về phía mặt trời. Và ở nước úc, mùa hè trải nắng đúng vào thòi điểm Noel. Khi đó mặt trời ởphương thẳng đứng vớichí tuyến Nam. Vào tháng 3 và tháng 9 mặt trời đứng ở phía trên xích đạo, tương ứng vớiđầu mùa xuân, và mùa thu ởbán cầu Bắc.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Vì sao tuyết bẩn lại tan nhanh hơn tuyết sạch?

Vì sao tuyết bẩn lại tan nhanh hơn tuyết sạch?

    Mùa đông chúng ta thấy tuyết rất nhiều, nhưng tuyết bẩn dễ tan hơn tuyết sạch. Vì sao vậy? Việc tuyết tan nhanh hay chậm là do tuyết hấp thụ nhiệt nhiều hay ít quyết định, tuyết bẩn dễ hấp thụ ánh sáng nhiệt của mặt trời hơn tuyêt sạch, vì thế tuyết bẩn đễ tan hơn.

    Mùa hè chúng ta thường mặc quẩn áo màu trăng hoặc quần áo màu nhạt, đó là vì để cho ánh năng mặt trời phản xạ trỏ lại càng nhiều càng tốt.

    Cũng vậy mùa đông mặt quần áo màu sẫm là để hấp thụ được nhiều ánh nắng và nhiệt độ của mặt trời khiến cho thân thể chúng ta được ấm áp hơn.

Vì sao thác nước càng cao nước càng chảy xiết?


    Nếu các bạn chú ý khi chúng ta rót nước góc độ nghiêng nhỏ nưốc ra ít và chậm, khi góc độ lớn thì dòng nước to và mạnh. Đó là vì áp lực của nước.


thác nước càng cao nước càng chảy xiết


    Nước có áp lực rất lốn, nước sâu thêm 10m lại tăng thêm áp lực của đại khí áp, nước càng sâu áp lực càng lớn. Ví dụ có hai cái bình, dung lượng như nhau, một cái cao 10m, một cái cao 5m, đều đổ đầy nước. Lúc đó phần đáy của bình cao 10m chịu áp lực của hai đại khí áp lực (bao gồm cả khí áp sẵn có của đại khí) còn cái bình kia chỉ chịu áp lực của một nửa đại khí áp. Nếu ta mở ở đáy bình của hai cái bình này thì nước ở vòi và có áp lực lớn tất nhiên sẽ mạnh hơn bình có áp lực nhỏ. Cho nên càng cao nước chảy ra càng mạnh.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Ở đâu có nhiều vịnh hẹp? ở đâu có lũ lội dữ tợn

đâu có nhiều vịnh hẹp?

     Vịnh hẹp là những chỗ khoét dài  ở bờ biển cao và dốc đứng. Đây là những thung lũng cổ xưa bị sông băng đào sâu, sau đó nước biển tràn vào. Người ta tìm thấy rất nhiều vịnh hẹp chạy dọc theo sườn núi ngay ở những vùng trước kia bị sông băng  bao phủ. Giống như rất nhiều thung lũng đóng băng khác, vịnh hẹp có dạng chữ. Chúng được bao quanh bởi các vách núi dựng đứng và các khe hẹp. Có nhiều vịnh rất sâu, trong thời gian chiếntranh thế giới lần thứ II một số vịnh hẹp thuộc Na Uy đã từng là nơi ẩn náu của tàu ngầm. Các vịnh hẹp của Na Uy đã từng rất nổi tiếng, trong đó có vịnh Sognefjord được gọi là vịnh sâu nhất thế giới với độ sâu 1245m. Vịnh này lấn thêm 183km vào đất liền vớichiều rộng trung bình 4,75 km.Vịnh hẹp dài nhất thế giới là vịnh HordvesFjord nằm trên đảo Greenland, toàn bộ chiều dài của nó là 313 km.

Ở đâu có nhiều vịnh hẹp?


     Người ta cũng có thể tìm thấy những vịnh như thế ở Iceland bên bờ biển phía Tây của Canada và Alaska miền Nam Chilê và Niudilân.

đâu có những trận lụt dữ dội nhất?

     Sông Hoàng Hà (Trung Quốc) theo chu kỳ nhất định lại dâng cao và gây ra lũ lụt cho những vùng xung quanh, ở đây đã từng chứng kiến nhiều trận lũ lụt được coi là lớn nhất thế giới như trận lũ lụt năm 1931 làm 3.500.000 người thiệt mạng.

     Sông Hoàng Hà chảy ở vùng Bắc Trung Quốc có chiều dài 4.800 km, nó vận tải một lượng phù sa khổng lồ khoảng 50kg/m3nước. Có lẽ chính vì vậy mà người ta gọi nó là sông Hoàng Hà, có nghĩa là dòng sông màu vàng.

     Từ hàng nghìn năm nay, dân cư vùng này đã biết cách vét bốt bùn lắng rồi dùng bùn đó để đắp đê thông dòng. Nhưng khi nước dâng quá cao sẽ làm vỡ đê và gây ra lụt. Những trận lũ lụt lớn nhất hay xảy ra vào mùa mưa, khoảng từ tháng 7-9 hoặc vào mùa xuân khi tuyết tan cũng làm lượng nước của sông dâng cao.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Thác nước cao nhất? Nước biển? Dòng sông có lưu lượng lớn nhất?

Thác nước cao nhất ở đâu?        

     Thác nước Angel nằm ở trên sông Carrao (Nam Mỹ) là thác nước cao nhất thế giới. Tổng chiều cao của thác này là 979m.

Thác nước cao nhất


     Thác nướcAngel là một trong nhiều thác nước lớn ởVenezuela, phần lớn các thác nước vẫn chưa được đo đạc chính xác, chúng bắt nguồn từ những vách núi dựng đứng ở vùng cao nguyên. Thác nướcAngel là tập hợp rất nhiều thác nước, trong đó thác nước chính cao 807m. Người Anh Điêng đã biết đến những thác này từ rất lâu, nhưng mãi đến năm 1910 người Châu Âu mới phát hiện ra nó. Ngươi ta cũng gặp rất nhiều thác nước khác ở nhiều vừng núi trên thế giới như thác nước Tugela thuộc vùng Natal (Nam Phi), ở Nauy, sông băng Jostedal tan ra cũng tạo thành thác nước cao 800m.

Vì sao nước biển lại mặn?

     Nước biển chứa rất nhiều chất khoáng, chúng bị các dòng sông và sông băng tách khởi nham thạch. Khi nước biển bay hơi, các chất khoáng này đọng lại. Đó là muối.

     Muối hay còn gọi là Natri Clorua chiếm, 85% số khoáng chất có trong nướcbiển. Độ mặn của các đại dương không hoàn toàn biến đổi  ở dưới đáy sâu, nhưng lại thay đổi rất mạnh trên bề mặt. Biển Ban Tích là một trong số các biển có độ mặn thấp nhất. Ngược lại biển Đỏ do có ít nước ngọt từ các sông đổ vào mà bay hơi nhiều nên rất mặn. Các biển kín còn mặn hơn nữa, hiện nay biển Chết vẫn giữ kỷ lục trong số các biển mặn nhất.

Sông nào có lượng nước nhiều nhất?

     SôngAmazon rộng hơn sông Nin, lưu lượng nước của nó cũng nhiều hơn, với rất nhiều nhánh sông nó trùm lên một diện tích rộng hơn nhiều nhiều.

     Phần lớn dòng chảy của sông Nin lại chảy quanhiều vùng hoang mạc, do đó hầu như không có lượng nước bổ sung và mất khá nhiều nước do bay hơi. Nói chung đây là một con sông lớn nhưng có lưu lượng nhỏ trung bình 2120 m3/ giây.

     Trong khi đó, lưu lượng nướcở  sông Amazon đạt kỷ lục 180.000m3/giây. Do chảy qua những khu rừng rộng lớn, nơi thường xuyên có mưa rất to. Nước sông Amazon còn được bổ sung từ hàng nghìn nhánh sông, một số nhánh dài trên 1000km. Sông Amazon có lưu vực rộng hơn 7.000.000 km2 gấp gần 12 lần diện tích nước Pháp.      



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Biển mặn nhất, sông dài nhất và dãy san hô lớn nhất?

Biển mặn nhất ở đâu?

     Biển Chết nằm ở biên giới Israel và Jordani là biển mặt nhất thế giới. Nước ở đây mặn gấp 10 lần độ mặn trung bình của các đại dương.

     Đó là một biển kín, không thông với bất kỳ một đại dương nào. Phần lớn lượng nước ở đây đều từ sông Jourdain đổ vào, nó còn được cung cấp thêm bởi những suối khoáng có độ mặn rất cao. Vì nằm trong vùng khí hậu khô và nóng nên nước trong biển Chết bị bốchơi nhiều, do đó có hàm lượng muối rất lớn. Ở biển Chết không hề có cá. Không một động vật nào có thể sinh sống trong nước có độ mặn như thế, thậm chí vùng ra biển này cũng bịmột lớp muối dày bao phủ. Nước mặn đến nỗi người ta bị rơi xuống mà không bị chìm. Bờ biển chết cũng là nơi mà đất liền thấp nhất thế giới: 393m dưới mực nước biển.

Sông dài nhất ở đâu?

     Sông Nin là một con sông dài nhất ở Châu Phi có chiều dài 6670km. Sông Amazon thuộc vùng Nam mỹ dài 6448 km. Toàn bộ sông Misissippi Misouri dài 5970km.

    Khó có thể biết chính xác các con sông bắt nguồn và kết thúc ởđâu. Bởi vì hầu hết các sông đều có nhiều nhánh và nước chia về nhiều nhánh trước khi đổ ra biển. Liệu có phải sông Nin bắt nguồn từ hồ Victoria như nhiều tài liệu đã nói không? Trên thực tế, sông Nin bắt nguồn từ rất xa, từ con sông Kagera. Sông này đổ vào hồ Victoria và cung cấp nước cho sông Nin. Ở đây, sông Nikagera hợp lại và tạo thành con sông lớn dài 6670km.

    Sông Amazon đổ ra biển qua nhiều nhánh, trong đó Canal do Norte là nhánh sông chính. Nhưng nếu tính cả nhánh sông Rió Gara thì chiều dài của sông Amazon là 6750km.

Ở đâu có rặng san hô lớn nhất?

     Đảo Gande Banniene trải dài hơn 2000 km dọc theo bờ biển Đông Bắc úc là quần thể san hô lớn nhất thế giới.

rặng san hô lớn nhất


     San hô là những bộ xương bằng đá vôi vốn tao nên các tế bào của một loài động vật biển gọi là Polip hoặc trùng san hô. Chúng thường phát triển ở vùng đáy biển khoan, ở những vùng biển nóng chúng thường tập trung thành những tập đoàn lớn nhỏ lên mặt biển và tạo thành những hòn đảo hay dãy đá ngầm.

     Đảo Gande Barnhniere chạy song song với bờ biển Úc và cách bờ biển khoảng 50 km về phía Bắc đảo rộng chưa đến 20 km, nhưng về phía Nam những dãy đá có thể lan rộng đến 325 km ra ngoài biển. Như vậy chỉ có hơn một chục lối nhỏ cho phép đi qua dãy đá ngầm này, vốn rất nguy hiểm đôi với tàu bè qua lại.

     Đảo Gande Banniere có hơn 340 loài cá loài san hô khác nhau về kích thước và màu sắc. Rất nhiều loài cá và sinh vật biển như sao biển đến đây cư trú. Một số loài sao biển đã phá huỷ lớp Polyp của san hô và tạo thành những kẽ hở thực sự trong đảo này.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Lý giải về mảng kiến tạo, băng trôi và sóng cồn

Vì sao các lục địa lại di chuyển?

     Vỏ trái đất không quá dày, nó bị vỏ thành nhiều mảng lớn, các mảng này di chuyển chậm do các dòng chảy, dưới lớp vỏ trái đất. Nhà khoa học ngườiĐức Wegenen là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về sự di chuyển của lục địa. Ông đã nhận thấy rằng hầu như các lục địa đều ghép được lại với nhau như các mảnh của trò chơi ghép hình. Từ nghiên cứu về động đất và đáy đại dương, các nhà địa vật lý đã kết luận rằng lục địa và đại dương nằm trên các mảng lớn của vỏ trái đất gọi là mảng kiến tạo. Các mảng này di động bởi vì chúng nằm trên lớp áo vốn được tạo thành từ các đá sền sệt như nhựa đường, di chuyển của bản thân lớp áo cũng chuyển động.

Các tảng băng biến mất khi nào?

     Càng xa vùng cực thì các tảng băng trôi càng tan nhanh. Thời gian để một khối băng trôi có thể tan hết phụ thuộc vào kích thước của nó và nhiệt độ của nước biển.

Các tảng băng biến mất khi nào


     Nhiều tảng băng lớn có thể trôi đi rất xa. Thậm chí có những tảng băng trôi đến tận vùng nhiệt đới mới tan hết. Năm 1835 một tảng băng đi qua vĩ độ thấp hơn Địa Trung Hải rồi xuống phía Nam và người ta không biết chính xác rằng nó tan ở đâu.

     Càng xa vùng cực thì các tảng băng trôi càng tan nhanh, một phần phải chịu tác động của ánh mặt trời, phần khác do sự xói mòn của mưa và sóng biển cũng làm giảm kích thước các tảng băng trôi. Chúng có thể trôi bập bềnh trên biển hoặc vỡ ra từng mảng nhỏ, băng trôi thường bị các dòng chảy đại dương và gió đẩy đi. Ban đầu chúng đi theo những đường song song, sau đó sẽ phân tán đi khắp nơi.

Sóng cồn hình thành ở đâu?

     Sóng cồn là làn sóng lớn bắt nguồn từ dòng chảy cửa sông dưới ảnh hưởng của thuỷ triều. Sóng cồn chỉ xuất hiện ở những cửa sông có dạng hình phễu và khi thuỷ triều lên rất cao.

    Ở vùng cửa sông, thuỷ triều lên sẽ gặp dòng chảy của sông và đáy sông. Điều đó làm cho nước dâng cao tạo thành những đợt sóng cuộn. Bị thuỷ triều đẩy, những đợt sóng này liên tiếp vỗ trên mặt sông và truyền ngược dòng cách đó hàng km.

     Sông Tiền đường thường xảy ra hiện tượng sóng triều kỳ vĩ nhất. Sông này đổ vào vịnh Hằng Châu nó tạo thành lớp sóng cao 7,5m và chuyển động với vận tốc 24 km/giờ. Cách xa 20 km người ta vẫn có thể nghe thấy tiếng sóng vỗ. Sóng cồn ở vùng Canl do Norte một trong những cửa ra chính của sông Amazon (Nam Mỹ) là sóng triều vận chuvển được lượng nước lớn nhất, nó rộng 16 km và trùm lên mặt sông trên 1000 km.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Những câu hỏi về đại dương

Vì sao có các dòng hải lưu?

     Nguyên nhân chính là có càng luồng gió thường thổi theo một hướng trên bề mặt đại dương. Nhưng các luồng gió này sau đó vẫn tiếp tục thổi trên các lục địa. Khi dòng hải lưu chảy tới bờ biển, nó liền chảy ven theo bờ và đổi khi đổi ngược hướng.

Vì sao có các dòng hải lưu?


     Các dòng hải lưu thường có tác dụng quan trọng do chúng làm di chuyển một khối lượng nước khổng lồ từ vùng lạnh về đến vùng nóng và ngược lại. Dòng hải lưu bắt nguồn từ xích đạo, tất nhiên là những dòng biển nóng, những dòng chảy tới xích đạo là dòng lạnh. Dòng hải lưu lạnh, ví dụ như dòng Labrradon, có thể đẩy những tảng băng trôi về phía có vĩ độ tương đối thấp và cản trở tàu bè đi lại. Dòng hải lưu nóng như dòng Gulff – Sbeim thì ngược lại, nó bảo vệ các cảng biển Na Uy khởi đóng băng là nơi hai dòng hải lưu này gặp nhau, nhiều loại vi sinh vật phù du khiến cho nghề đánh cá rất phát đạt.

Vì sao đôi khi biển gặm lở “đất liền”?

     Biển có một sức mạnh ghê gớm. Thậm chí sóng biển có thể công phá được các vách đá. Sự công phá này gọi là xâm thực của biển. Quá trình này xảy ra mãnh liệt nhất khi có đủ ba điều kiện: Thuỷ triều lên cao, biển động và gió thổi về hướng đất liền. Sóng biển có thể tấn công các bãi biển, đụn cát và vách đá. Tác dụng của sóng càng mạnh khi đổ xô vào các vật rắn như đá cuội rồi ném chúng đi.

     Ngoài ra, không khí bị nén trong các hốc nhở mà sóng khoét trong các vách đá cũng phá vỡ các tảng đá. Khi vách đá bị bào mòn ở phía dưới, chúng sẽ bị sụt lở.       

Đại dương sâu nhất ở đâu?

     Hố sụt Marianness là một trong số những đạidương lớn khoét sâu vùng biển thẳm bằng phẳng quanh Thái Bình Dương. Những hố này thường nằm song song với rìa lục địa hay với các dãy đảo.

     Hai rìa phía bên trên của một hốđại dương lớnthường cách nhau 50 – 100 km. Nhưng chiều rộng dưới đáy chỉ còn lại vài km. Phần lớn các hốkiểu như vậy thường nằm trong khu vực Thái Bình Dương nhưng cũng gặp ở vùng biển Caribee, Đại Tây Dương và An Độ Dương.

      Hố đại dương lớnthường xuất hiện ở những nơi mà vỏ trái đất ởđáy đại dương cắm xuống dưới một mảng lục địa. Các nhà khoa học đã nghiên cứu các lớp trầm tích bao phủ các đáy hốkiểu này. Họ cho rằng đây có thể sẽ là nơi lý tưởng để chôn vùi các loại rác thải công nghiệp nguy hiểm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: mat troi moc huong nao, núi cao nhất thế giới

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Than đá tại châu Nam cực và hình dạng của các tinh thể tuyết

Vì sao lại tìm thấy các vỉa than đá ở châu Nam Cực..?

     Như chúng ta đã biết than đá do các thực vật hoá thạch tạo thành. Ngày nay ở châu Nam Cực, trong vùng cực Nam người ta không tìm thấy một loài thực vật nào cả. Nhưng hẳn là xưa kia ở châu Nam Cực đã từng có rất nhiều thực vật thì mói có thể tạo thành than đá ởđây.Than đá ở châu Nam Cực được hình thành từ kỷ Fecmi cách đây khoảng 250 triệu năm. Thuyết về sư di chuyển của lục địa giúp ta hiểu tại sao khí hậu ởđó lúc ấy lại nóng hơn ngày nay. Vào kỷ Fecmi, châu Nam Cực là một phần của lục địa lớn Sange. Khi siêu lục địa này bị vỡ ra thì châu Nam Cực lại hợp nhất vớichâu Phi, châu Đại Dương, Nam Mỹ và An Độ tạo thành lục địa Gondwana, về sau châu Nam Cực lại tách ra rồi chiếm vị trí của cực Nam.

Sau 50 triệu năm nữa các lục địa sẽ v đâu?

     Qua 50 triệu năm nữa có thể vị trí của các lục địa liệu có khác nhau không nếu chúng vẫn di chuyển. Hình dạng của chúng khi ấy cũng khác đi.

     Cách đây gần 250 triệu năm, trái đất còn là một lục địa rộng lớn duy nhất (Pangee) bao quanh bởi một đại dương duy nhất. Gần 100 triệu năm sau, lục địa Pangee bắt đầu bị tách nhỏ ra. Và chuyển động này đến nay vẫn tiếp tục. Thái Bình Dương phần còn lại của đại dương Pantlalassa chắc chắn sẽ tiếp tục hẹp lại dần. Cả hai lục địa châu Mỹ bị đẩy dần về phía Đông và tách khởi nhau trong khi Đại Tây Dương được nối rộng ra. Châu Úc sẽ nhích lên phía Bắc và lục địa Á và Âu sẽ nhích về phía Tây. Châu Phi sẽ bị chia nhỏ, những mảnh lớn nhất sẽ bị đẩy về phía Bắc và diện tích Địa Trung Hải bị thu hẹp lại, đồng thời dãy Alpes được nâng cao hơn.

Vì sao bông tuyết lại hình thành từ các tinh thể?

     Khi hơi nước gặp lạnh ngưng tụ lại thành những giọt nước. Đôi khi trong không khí lạnh hơi nước có thể chuyển hoá trực tiếp thành những tinh thể băng. Những tinh thể này tự liên kết với nhau tạo thành bông tuyết.


Vì sao bông tuyết lại hình thành từ các tinh thể


    Trong một đám mây tuyết không có những luồng gió mạnh đi lên. Mặt khác nhiệt độ phải đủ lạnh (nhưng không được lạnh quá) hạt nước mới chuyển hoá trực tiếp sang dạng tinh thể.

    Hình dạng của các tinh thể tuyết thay đổi tuỳ theo nhiệt độ và độ ẩm không khí nơi chúng hình thành và nơi chúng rơi xuống. Không có gì đáng ngạc nhiên khi ta không bao giờ nhìn thấy hai tinh thể tuyết giống nhau hoàn toàn.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: bí ẩn khoa học, núi cao nhất thế giới

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Vùng trời đen là gì? Và vì sao khúc uốn cửa sông lại thay đổi

 Ở đâu được gọi là “vùng trời đen”

     Trên những bản đồ hàng hải ngày xưa thường xuất hiện cái tên “Vùng trờiđen” mà ngày nay người ta gọi là vùng xích đạo yên tĩnh. Gió ở vùng này thường thổi rất nhẹ nhưng lại thường có những cơn bão và cơn mưa to bất chợt.

     Gió Aglire (tín phong) là luồng gió thổi giữa chí tuyến và xích đạo. Nó được các nhà hàng hải thường xuyên coi trọng. Nhưng ở những vùng gần xích đạo không khí thường bị đẩy lên cao do ảnh hưởng của sức nóng, nên không có gió thổi trên mặt biển,nơi đây được gọi là vùng trời đen. Vùng xích đạo yên tĩnh nơi có rất nhiều thuyên buồn thả neo trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Không khí nóng trên mặt biển chứa nhiều hơi nước . Vì vậy ngay cả khi gió ở đây thổi rất nhẹ cũng có thể sinh ra giông tố. Đây cũng là một vùng nhiều mưa. Vùng trời đen di chuyển theo mùa, vào tháng 6 nó ởphía Bắc xích đạo, tháng 12 thì nó ở phía Nam xích đạo.

Vì sao khúc cuốn cửa sông lại thay đổi ?

     Dòng chảy của con sông đánh vào bờ phía ngoài của khúc uốn và gây ra xói mòn còn phía bò bên kia được cát bồi đắp.

khúc cuốn cửa sông


     Hãy tưởng tượng chúng ta đang ở trên một chiếc canô xuôi dòng, dòng đẩy sẽ đẩy ta về phía ngoài của khúc uốn. Còn ta thì phải điều chỉnh ca nô nhanh và mạnh để tránh đâm vào bờ. Ở chỗ quặt tiếp theo cũng xảy ra hiện tượng tương tự.

     Dòng chảy luân phiên đánh vào hai bờ và làm chúng bị xói lở. Hiện tượng này các rõ rệt hơn khi dòng chảy mang theo cả cát và sỏi. Khúc uốn của dòng sông bắt nguồn như thế nào? Dòng nước thường chảy theo hướng dốc nhất của địa hình nên nó không ngừng đổi hướng.

Vì sao các đụn cát trên hoang mạc lại di chuyển?

     Chỉ có 1/5 hoang mạc nóng bỏng là bị cát bao phủ. Khi hoang mạc có gió mạnh thổi qua, do không có cây cối để giữ cát lại, nên cát có thể di chuyển và dễ dàng tạo thành các đụn cát tự di chuyển. Gió có thể tạo thành những đụn gió cát có dạng trăng lưỡi liềm. Những hạt cát lao dọc theo sườn dốc hướng gió, vượt qua đỉnh dốc để sang sườn bên kia vớiđường dốc hơn, các đầu mút của đụn cát di chuyển dễ dàng hơn phần giữa, nên chính phần này tạo thành dạng trăng lưỡi liềm. Một số vùng có những đụn cát kế tiếp xếp hàng song song vớihướng gió chủ đạo, đó là những miệt cồn cát.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: bí ẩn khoa học, mat troi moc huong nao

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Vì sao lại có một số vùng đất đai màu mỡ?

Vì sao một số vùng đất đai lại màu mỡ?

    Đất màu mỡ là loại đất nhiều mùn, vi khuẩn và muối khoáng. Đất này cũng chứa nhiều nước.   

đất đai lại màu mỡ


    Bản chất của tầng đất dưới thổ nhưỡng (còn gọi là đất cát) cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Các nham thạch dễ thấm nước như sa thạch   làm cho các lớp đất thổ nhưỡng trở nên nhẹ và khô. Các nham thạch không thấm nước như đất sét khiêu cho thổ nhưỡng trở nên nặng và không ráo nước.Những mảnh vụn của đất cũng cung cấp nhiều chất khoáng cần thiết cho cây trồng.

    Khí hậu và thực bì cũng đóng vai trò quan trọng như nhau bởi vì cây trồng cần chất hữu cơ. Thực vật chết rụng xuống làm cho đất có nhiều chất hữu cơ. Vi khuẩn giúp thực vật chết này phân huỷ và tạo ra một chất màu sẫm và ẩm gọi là mùn. Đất màu mỡ nhất là loại đất nhiều mùn hoặc nhiều bùn. Bùn gồm có bùn sét, bùn vôi lẫn đá vụn, các chất hữu cơ do các dòng sông mang đến.

đâu có nhiều măng đá và vú đá lớn nhất?

    Người ta thường nhìn thấy các vú đá rủ xuống trong các hang động. Những vú đá lớnnhất ở Tây Ban Nha. Măng đá hình thành trên các nền hang. Ở Pháp có những khối măng đá lớn nhất thế giới.

    Vú đá và măng đá được hình thành trong những hang động có đá vôi. Nước thấm xuống đất mang theo rất nhiều phần tử nhỏ đá vôi. Khi nước nhỏ giọt trong hang, chúng tạo thành những lớp đọng bằng đá vôi gọi là vú đá và măng đá. Những đụn đá lớnnhất hiện nay thường được bắt đầu hình thành từ cách đây hàng nghìn năm bởi những lớp đọng này tích tụ rất chậm. Vú đá lớn nhất được biết đến hiện nay nằm trong hang Herja gần Malâga thuộc Tây Ban Nha. Đây là cột đá cao 59m. Măng đá lớn nhất thế giới nằm trong hang Armand thuộc bang Lorene cao 29m.

Vì sao một số con sông lại có tam giác châu?

    Tam giác châu của một con sông có nguồn gốc là nơi tích tụ phù sa (bùn và cát) ở cửa sông. Nó có dạng tam giác giống như chữ cái Hy Lạp có tên Delta.

    Tam giác châu hình thành cửa sông nếu lượng phù sa mà sông vận chuyển nhiều nhưng biển chỉ có thể phân tán phù sa qua các dòng chảy và thuỷ triều được một ít. Người ta cũng gặp rất nhiều tam giác châu thuộc các con sông lớnvà nhờ đổ vào hồ hay biển kín. Đó là trường hợp sông Nin và sông Không ở Địa Trung Hải.

    Khi sông đổ vào hồ hay biển, tốc độ dòng chảy bỗng nhiên chậm lại. Phù sa của sông tích tụ lại và dần dần sẽ lấp cửa sông. Nướcbị chặn lại ở mỗi bờ của lòng sông cũ và xói thành những lòng sông mới theo vật chất có trong chúng ra biển. Như vậy một vùng đầm lầy có dạng tam giác sẽ được hình thành và ngày càng lan ra.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hang động lớn nhất, giếng phun và hiện tượng xói mòn đất

Hang động lớn nhất ở đâu?

     Hang Sanawak trên đảo Bônêo, thuộc Malayxia được coi là hang động lớn nhất thế giới. Nhưng quần thể hang động lớn nhất lại là hang Marninouth ở công viên quốc gia Kentueky của Mỹ.

Hang động lớn nhất


     Phải đến năm 1980 người ta mới khám phá ra hang Sanak. Đây là một hang động có khoảng trống rất lớn, dài hơn 700m, rộng 300m, cao gần 30m. Nó nằm trong công viên quốc gia của Sawnwak, một bang nhỏ ở Malayxia.

     Hang Mammouth ởMỹ là một quần thể không lồ với rất nhiều hang nhỏ và đường hang dài tới 307,5 km. Cách cửa hang vài km là mở sang một quần thể hang khác tên là Flint Rige System. Năm 1972 người ta phát hiện thấy một lối đi dưới lòng đất thông giữa hai hang. Quần thể hang động này dài khoảng 361,6km.

đâu có giếng phun?

     Giếng phun là một cái hố có nước phun lên từ dưới lòng đất. Cái tên giếng phun có nguồn gốc từ vùng Antois đã biết sử dụng nhiều giếng phun kiểu này.

     Cấu tạo của giếng phun như sau: Nướcmưa ngấm qua các tầng đất, ở dưới sâu nước được giữ lại qua hai tầng đất không thấm. Người ta gọi đó là tầng chứa nước.

     Giếng phun được đào sâu tới tầng chứa nước, qua cả các tầng đất không thấm phía trên. Vì áp suất ởtầng này cao hơn áp suất ở trên miệng giếng nên nước bị đẩy vọt lên trên mặt đất.  Giếng phun lớnnhất thế giới nằm ở úc và cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp.

Vì sao xảy ra hiện tượng xói mòn đt?

     Mặt đất có thể bị xói mòn do gió hoặc nước, hiện tượng này xảy ra nhiều nhất khi lượng đất xốp nhẹ bị trơ trụi là hạn hán, hay khi mặt đất phải chịu những trận gió mạnh hoặc mưa bão thường xuyên.

     Hiện tượng xói mòn đất chủ yếu là do các biện pháp trồng trọt không tốt, khi đất xối nhẹ được cày xới lên trên diện tích rộng và bị bở hoang trong mùa khô, gió mang những phần đất có thể cày xới được đi. Cũng cần phải kể đến các động vật hoang dã ăn mầm cây làm mặt đất trơ trụi.

    Nước cũng gây ra tác hại tương tự như gió. Những trận mưa như trút nước có thể cuốn một phần đất bị cày xới. Ta cũng gặp hiện tượng xói mòn do rãnh xói. Trong trường hợp đó nên đào trước các hố để tháo nước tràn ra nếu có mưa bão lớn. Hiện tượng rãnh xói cũng thường xuyên xảy ra trên các cánh đồng cỏ do bị các đàn gia súc lớn phá hoại.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Giải đáp về hang động và sa mạc

Vì sao có hang động dưới lòng đất?

     Hang động, sông hay hồ ngầm dưới lòng đất thường tồn tại ở những vùng mà tầng dưới thổ nhưỡng là đá vôi. Bởi vì đá vôi là loại đá duy nhất mà nước mưa có thể làm tan mòn.

hang động dưới lòng đất


     Các hang động đá vôi bị nước khoét rỗng theo hai cách: Trước tiên nước mưa hoà tan đá vôi, tạo thành những kẽ nứt ngày càng rộng và tạo thành hang. Trong những hang này cũng xuất hiện những con sông ngầm nhỏ, đến lượt chúng lại gây ra ăn mòn.

     Một số hang rất đẹp bởi trong đó có chứa nhiều nhũ đá nhọn hay tháp thẳng đứng gọi là vú đá và măng đá. Ở những vùng đất Bazan, cũng có hang ngầm dưới đất, đó là những hang động do núi lửa hình thành khi các dòng dung nham mới nguội,nhưng vẫn còn là chất lỏng ởsâu trong lòng đất.

     Khi dung nham còn lỏng này chảy đi hết sẽ tạo thành hang động.

Vì sao một số sa mạc ngày càng lan rộng?

     Các sa mạc lan rộng là do mưa ở một số vùng ngày càng ít đi và do gió cuốn cát đi sang các vùng mới.

     Các sa mạc không phải lúc nào cũng ở nguyênmột chỗ và có diện tích như hiện nay. Người ta đã tìm thấy những bức tranh thuộc thời tiền sử vềhươu cao cổ và voi trong một số hang động ởSahara. Lượng mưa cũng thay đổi từ nhiều thiên niên kỷ gần đây, tuy chẳng xảy ra những thay đổilớn cũng vẫn đủ quét sạch hệ thực vật và làm cho sông ngòi khô kiệt.

     Những cơn gió nóng bỏng cũng có thể diệt hết cây cối và sinh ra những đụn cát. Một vùng đất trơ trụi do khai thác rừng bừa bãi cũng có thể trở thành hoang mạc. Nếu tưới tiêu không được kiểm soát, quan tâm tới cũng sẽ gây ra hiện tượng tương tự.

Ở đâu có đụn cát cao nhất?

     Đụn cát cao nhất thế giới nằm ở sa mạc Sahara cao gần 500m.

     Trong các vùng hoang mạc, gió đập vào các tảng đá đã làm bong các phần tử nhỏ và trở thành cát. Gió lại mang những hạt cát này đi, góp chúng lại thành những đụn cát nhấp nhô.

     Sahara chỉ còn hơn 10% là đụn cát, còn lại là nền đất cứng hoặc đá. Những vùng có đụn cát ở Sahara gọi là sa mạc, rộng nhất là phía Đông Granderg thuộc Đông Nam Algeria. Biển cát khổng lồ này trải dài trên 51800 km2. Những vùng có đụn cát lớn nhất thế giới là Rubalkali nằm trong sa mạc Alrrabia 650 000 km2. Tuy nhiên những đụn cát này thấp hơn ở Sahara.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: hiện tượng lạ, mặt trời mọc hướng nào

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Vị trí của núi lửa phun trào lớn nhất và tâm ngoài động đất.

Vì sao có những mạch nước nóng và hơi nước phun ra từng đợt.

     Các mạch nước như vậy thường gặp ở các vùng núi lửa, nhưng không phải tất cả các vùng núi lửa đều có mạch nướcnhư vậy. Hiện tượng này chỉ xảy ra khi nước nóng chịu áp suất lớn trong lòng đất có thê nhìn thấy một lỗ hổng để thoát ra ngoài không khí.

mạch nước nóng và hơi nước


     Các mạch nước phun từng đợt hoạt động gần giống như cái nồi áp suất. Áp suất càng cao nước sôi ở nhiệt độ càng lớn. Nước bị nhốt kín trong tầng đất sâu của vùng núi lửa vốn đã ở trạng thái quá nhiệt trước khi đạt đến điểm sôi.

     Khi đạt đến điểm sôi các bọt hơi nước sẽ đẩy nước lên khỏi mặt đất. Nước quá nhiệt này gặp khí trời mới bắt đầu sôi. Vì áp suất ở đây thấp hơn áp suất trong lòng đất. Khi đó, ta thấy tia hơi nước phun lên rất mạnh, khi lượng nước yếu dần thì mạch nước ngừng phun, chỉ một vài giò sau lại xảy ra đợt phun mới.

Núi lửa phun trào dữ dội nhất thế giới ở đâu?

     Năm 1883 một vụ nổ khủng khiếp đã biến núi lửa Perbuatan thành bụi và phá huỷ một phần đảo Knakatoa thuộc Inđônêxia. Đây là vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong lịch sử. Knakatoa là một đảo nhỏ thuộc eo biển Sonde, nằm giữa Java và Sumatra. Vụ nổ núi lửa Pêrbuatan (27/8/1883) tách đảo Knakatoa thành hai phần. Vụ nổ khủng khiếp đến nỗi cách xa hơn 3000km, tận An Độ và châu Úc người ta vẫn có thể nghe thấy. Những khối đá bắn lên không trung tận 55 km. Hàng nghìn tấn tro toả khắp bầu trời và phủ kín hàng nghìn km trên đảo.

     Đợt sóng thần khủng khiếp sinh ra từ vụ nổ Knakatoa đã gây ra những thiệt hại về người và của còn ghê gớm hơn cả vụ nô đó.

     Sau thảm hoạ này, một ngọn lửa nhỏ đang hoạt động được hình thành trên đảo Knakatoa. Nguời ta gọi nó là Anaknakatoa, có nghĩa là “Con trai của Knakatoa”.

Tâm ngoài động đất nằm ở đâu?

     Tâm ngoài là một điểm trên bề mặt trái đất mànếu gióng thẳng xuống dưới thì sẽ gặp được trung tâm giải phóng năng lượng gây động đất.

     Dưới mặt đất thường xảy ra rất nhiều hiện tượng địa chất. Một số hiện tượng diễn ra từ từ, nhưng cũng có hiện tượng diễn ra đột ngột và giải phóng năng lượng rất mạnh. Những đợt chấn động làm rung chuyển bề mặt trái đất đều khá dữ dội.

     Vùng dưới lòng đất, nơi phát ra những đợt chấn động như vậy gọi là tâm động đất. Tâm ngoài là một điểm trên mặt đất và nằm trên đường thẳng đứng đi qua tâm động đất. Độ sâu của động đất chính là khoảng cách từ tâm đến tâm ngoài. Các chuyên gia phân chia động đất thành các loại như sau: Động đất nông (khoảng cách giữa tâm và tâm ngoài là 0-70 km), Động đất trung bình (70 – 300km), động đất sâu (300 – 700 km). Động đất sâu nhất là những trận động đất lan ra xa nhất. Trận động đất xảy ra năm 1897 ở Bắc Âu được coi là một trong những trận động nhất sâu nhất đã từng đo được. Những đợt rung chuyển của nó đã ảnh hưởng đến tận Rôma, Strabbourg và Edinburg.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Kiến thức về động đất và đất đá hóa thạch

Vì sao động đất và núi lửa thường xảy ra cùng một nơi?


núi lửa


     Núi lửa và động đất thường xảy ra ở các vùng rìa của các mảng lục địa. Các mảng lục địa này thường di chuyển chậm đối với nhau. Nơi nào có sự cọ sát thì xảy ra hiện tượng động đất. Đồng thời cũng sinh ra các khe nứt cho nham thạch phun ra tạo thành núi lửa. Vùng Địa Trung Hải là một ví dụ: Mảng lục địa Châu Phi cắm vào mảng lục địa Châu Âu và dưới áp lực mạnh của dãy núi Pyrenes (bắt nguồn từ dãy núi Alpes) đã sinh ra nhiều hiện tượng động đất và núi lửa.

Ở đâu xảy ra động đất mạnh nhất?

    Những trận động đất dữ dội nhất thế kỷ hầu như diễn ra trong khu vực “vành đai lửa” của Thái Bình Dương. Columbia (1906), San Fransisco ở Mỹ (1906), Trung Quốc (1920 = 1970), Nhật Bản (1923), Ấn Độ (1950), Ramlachakta (1952), Chi lê (1960) Alaska (1964) và đảo Aleutian (1957).

     Nguyên nhân gây ra động đất là do sự giải phóng năng lượng đột ngột ở sâu trong lòng đất. Cường độ của năng lượng này được đo bằng độ Richte. Theo đó người ta xác định được trận động đất lớn nhất thế kỷ đó là trận động đất xảy ra ở Leba (Chile) vào ngày 20 – 5 – 1960, nó đã làm sụt lở 300 km một phần bờ bờ biển Thái Bình Dương. Những đợt rung chuyển của trận động đất này đã gây chấn động nhẹ xung quanh trái đất trong vòng 2 tuần. Chúng thường gây ra một cơn sóng mạnh, lan đến tận Nhật bản.

Có phải bất cứ loại đá nào cũng chứa hoá thạch?

     Có những loại đá quá nhiều tuổi nên không thể chứa hoá thạch, bởi vì khi những loại đá này được hình thành thì sự sống vẫn chưa xuất hiện trên trái đất. Một số loại đá khác cũng không có khả năng lưu giữa hoá thành, vì ngay từ khi hình thành có nhiệt độ rất cao. Có ba loại đá lớn đó là đá mắc ma, đá trầm tích và đá biến chất. Các loại đá mắc ma (đá bazzan, ganít) Khi mới hình thành đều rất nóng, sau nguội dần đi. Không một sinh vật nào có thể tồn tại trên loại đá này.

     Loại đá trầm tích (đá cát kết, đá vôi) được hình thành từ những vật liệu tích tụ dưới nước hoặc mặt đất từ rất lâu. Người ta tìm thấy trong loại đá này rất nhiều hoá thạch.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hiện tượng biển mất tích và sông băng xuất hiện

Vì sao có một số biển bị mất tích?

   Bùn lắng do các sông đổ ra có thể lấp đầy các biển nhở, các biển lớn cũng thu nhận bùn lắng nhưng lại phân tán bùn đi nhiều nơi. Ví dụ như biển Caspian hiện nay đang bị lấp đầy rất nhanh. Theo các bản đồ cách đây một vài thế kỷ thì biển này vốn rộng hơn bây giờ rất nhiều.

   Địa Trung Hải và biển Đen hiện nay cũng đang bị thu hẹp dần, nhưng tốc độ chậm hơn. Do sự di chuyển của vỏ trái đất nên đáy biển lại có thể nâng lên. Hầu hết các đá trầm tích ngày nay chúng ta tìm thấy trên lục địa đều tương ứng với đáy của các biển xưa kia mà nay đã biến mất. Chính sự ,di chuyển của các lục địa đã làm thay đổi hình dạng của một số biển và đại dương. Đại dương Tethuye nằm giữa Lauroxie và Gônwana đã thay đổi rất nhiều, còn biển Đỏ ngày càng được mở rộng ra, sẽ trở thành đại dương lớn nhất trong tương lai.

Vì sao vỏ sông băng lại làm thay đổi cảnh quan địa mạo?

   Các lớp vỏ sông băng, từ thời kỳ sông băng gần đây nhất đã làm thay đổi rất nhiều cảnh quan của những vùng chúng bao phủ. Nhưng hoạt động của chúng lại khác với hoạt động của sông băng. Chỉ cần thoáng nhìn lên bản đồ Phần Lan hoặc Tây Bắc Canada là ta có thể nhận thấy sự có mặt của hàng ngàn cái hố. Đó chính là những vùng núi cứng già bị bào mòn bởi các lớp vở sông băng. Khi băng tan nó kéo theo vật liệu bào mòn mà hiện nay còn đọng lại trong các thảo nguyên thấp.

vỏ sông băng lại làm thay đổi cảnh quan


   Miền Bắc nước Anh cũng là một vùng bị băng bào, rải ra khắp từ xứ Ecốt và rất nhiều hồ có nguồn gốc từ sông băng. Bên rìa của lớp vỏ băng người ta tìm thấy những lớp cắt, đất sét tạo thành những ngọn đồi nhở.

Vì sao lại xuất hiện sông băng?

   Sông băng có thể gọi là sông lớn bị đóng băng. Sông băng được hình thành, nếu trong một năm lượng tuyết rơi nhiều hơn lượng tuyết bị tan ra Những lớp tuyết phía dưới bị các lớp trên dồn xuống sẽ chuyển thành băng. Chúng hình thành những mảng lớn trượt rất chậm trên các thung lũng núi.

   Sông băng chỉ hình thành ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, nơi có tuyết rơi quanh năm. Đó là những khu vực như vùng địa cực, hay vùng núi cao. Ngoài ra có nhiều sông băng trên sườn Bắc hơn sườn Nam do sự sưởi ấm của mặt trời. Phần lớn sông băng hiện nay tồn tại từ cuối thời kỳ sông băng gần đây nhất. Trong vòng 2 triệu năm lại đây, trái đất đã chứng kiến năm thời kỳ sông băng. Từ thời kỳ sông băng cuốicùng cách đây 100 000 năm, số lượng sông băng bắt đầu giảm.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Tìm hiểu về sông băng và hiện tượng hải lưu lớn

Những kẽ nứt trên sông băng từ đâu mà có?

   Đó là những đường rạn vỡ trên sông băng, chúng thường nhỏ nhưng rất sâu và vô cùng nguy hiểm cho những người leo núi, nhất là khi chúng bị một lớp băng tuyết mỏng phủ kín.

kẽ nứt trên sông băng


   Các sông băng thường di chuyển rất chậm theo mặt dốc mà chúng trùm lên. Bề mặt của chúng rất cứng và giòn. Mặt khác, tốc độ di chuyển của chúng không phải lúc nào cũng như nhau. Lớp băng trên bề mặt thường di chuyển nhanh hơn những lớp dưới sâu, các phần giữa thường di chuyển nhanh hơn phần bên rìa. Sự chênh lệch về vận tốc như thế đã gây ra hiện tượng nứt băng. Lớp băng trên bề mặt bị chia nhở và xuất hiện những vết nứt.

   Sông băng ở vùng núi thường xuất hiện trong thung lũng trên cao, thời tiết giá lạnh đã biến tuyết thành băng. Một đường nứt dài tách đường chu vi của sông băng khỏi những sườn núi phủ đầy tuyết của thung lũng này. Đường nứt đó được gọi là đường nứt rìa.

Các hải lưu lớn xuất hiện ở đâu?

   Hải lưu lớn nhất thế giới là dòng Nam Cực, được gọi như vậy vì nó chảy quanh chân Nam Cực.

   Hải lưu Nam Cực chảy từ Đông sang Tây. Chiều dài của nó thay đổi từ 200 – 300km. Trên bề mặt dòng này chảy với tốc độ trung bình khoảng 1 km/giờ và làm vẩn đục một khối lượng nước khổng lồ khoảng 270 triệu m3/giây giữa đầu mút Nam Mỹ và bán đảo Nam Cực.

   Hải lưu Nam Cực chuyển động nhờ những luồng gió rất mạnh từ phía Đông bán cầu Nam thổi tới mà những người đi biển gọi nó là “vĩ tuyến thứ 40 gầm rú”. Bởi chúng hoạt động giữa vĩ tuyến 40 và 50. Ở vùng này rất hiếm khi nhìn thấy đất nhô lên khỏi mặt đại dương, các luồng gió không gặp trở ngại nào cả nên thổi rất mạnh. Đây còn là khu vực bão rất nguy hiểm đối vớicác tàu thuyền khi đi qua khu vực này.

Vì sao sông băng lại di chuyển?

   Tuyết thường xuyên tích tụ trên bể mặt các sông băng. Bị đè nặng các sông băng bắt đầu trượt từ từ tuỳ thuộc vào trọng lượng của bản thân chúng.

   Lớp băng dưới đáy sông băng chịu một áp suất mạnh đến nỗi các tinh thể tạo nên băng tan ra từng phần. Trên lớp màng chất lỏng này toàn bộ tảng băng có thể trượt dễ dàng. Tốc độ trượt tuỳ theo độ dốc của thung lũng, độ dày của sông băng và nhiệt độ. Hàng năm sông băng có thể trượt được vài chục mét. Sự chuyển dịch của sông băng thường được theo dõi bằng vị trí các cọc cắm trên băng. Những chiếc cọc ở giữa di chuyển nhanh hơn những chiếc ở hai bên bờ. Sự chênh lệch tốc độ như vậy thường kéo theo hiện tượng rạn nứt.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Câu hỏi vì sao về sóng biển và thủy triều

Vì sao có hiện tương gợn sóng trên bãi cát?

   Sóng và gió kết hợp với nhau có thể làm thay đổi bề mặt các bãi cát. Hiện tượng gợn sóng tên các bãi cát được hìnhthành tương tự như các đụn cát. Những đường gợn sóng này thường thẳng góc với hướng gió. Gió đẩy những hạt cát mịn rồi cát tích tụ lại, lúc đầu thành những vệt lăn tân sau đó lớn dần thành các đường gợn sóng to hơn. Đại dương lên xuống theo chu kỳ hai lần một ngày cũng tạo nên hiện tượng tương tự trên các bãi cát. Nếu sóng không quá mạnh thì những con sóng cuốn theo nước chỉ lướt nhẹ trên nền bờ cát. Ngược lại những đợt sóng quá mạnh sẽ san phẳng những gợn cát nhấp nhô.

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thuỷ triều?

   Nước biển được giữ lại trên trái đất là nhờ lực hấp dẫn, nhưng mặt trăng và mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

hiện tượng lên xuống của thuỷ triều


   Một ngày có 2 lần thuỷ triều lên và 2 lần thuỷ triều xuống. Mỗi ngày thuỷ triều lại xuất hiện muộn hơn khoảng 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi mỗi ngày mặt trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh trái đất nên mặt trăng bị chênh 1 giờ mới trở lại đúng cùng một điểm cũ.

   Độ chênh lệch mực nước biển khi thuỷ triều lên và xuống rất khác nhau. Ở các đại dương biên độ này là  1m, ở các biển kín và nhỏ thì ít hơn khoảng 30cm. Nhưng ở các cửa sông và eo biển có thể lên tới 17m.

Vì sao lại có sóng vỗ bờ?

   Gió tạo nên sóng, sóng hình thành từ ngoài khơi xa và bị gió đẩy về phía bò, khi độ sâu trở nên không đáng kể, sự di chuyển của nước bị hãm lại trong khi các ngọn sóng vẫn tiếp tục di chuyển về hướng trước và dâng cao. Kết quả là con sóng bị vỡ và tràn lên bãi biển.

   Bước sóng là khoảng cách giữa 2 ngọn sóng liên tiếp nhau. Khi độ sâu thấp hơn một nửa bước sóng này thì sóng sẽ bị đáy biển cản lại, nhiều ngọn sóng có thể gặp nhau, con sóng chồm lên cao trước khi tan ra. Nếu bãi biển không dốc lắm, các con sóng sẽ đập lên bờ rất xa và lớn, có thể chơi được trò cưỡi sóng.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Giải đáp về đá vôi, vùng đất băng giá vĩnh cửu?

Vì sao đá vôi khác hẳn các nham thạch khác?


Giải đáp về đá vôi


   Có nhiều loại đá vôi khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc họ đá trầm tích. Người ta còn gọi chúng là đá hữu cơ, bởi vì trong đó có chứa xương của các sinh vật biển. Để biết một loại đá có phải là đá vôi hay không, chỉ cần đổ lên trên đó một giọt axít nếu thấy hiện tượng sôi sủi bọt đó là đá vôi.   Trong nhiều loại đá vôi người ta thấy có nhiều hoá thạch vỏ sò, một số loài đá vôi khác hình thành từ san hô vốn đã từng sống ở vùng biển nóng cách đây hàng triệu năm. Một số khác lại hìhh thành từ canxi các bonát (hợp chất của khí cacbonic và vôi). Phấn là một dạng đá vôi có nguồn gốc từ các sinh vật biển. Tất cả các loại đá vôi đều dễ thấm nước, điều đó có nghĩa là nước có thể thấm qua đá vôi. Vì thê đá vôi có thể tan mòn dần trong nước vì nước vốn có tính axit.

Vùng đất băng giá vĩnh cửu là gì?

   Những vùng đất thường xuyên băng giá được gọi là vùng đất băng giá vĩnh cửu. Người ta nhận thấy dưới lớp băng tuyết vĩnh cửu cũng như ở vùng đất Bắc cực bao la như Alaska hay Sibêri thường có các vùng đất băng giá vĩnh cửu.

   Toàn bộ Nam Cực được lớp đất băng giá vĩnh cửu bao phủ. Ó Bắc Cực, vùng đất băng giá vĩnh cửu ở gần bờ biển thường mỏng hơn ở những vùng nội địa có nhiệt độ thấp hơn. Ở Sibêri người ta phát hiện thấy một lớp băng giá vĩnh cửu sâu 1370m. Băng giá vĩnh cửu thường rắn nên gây rất nhiều khó khăn cho việc khai thác tài nguyên dưới lòng đất. Ở các vùng này, dân cư sinh sống rất thưa thớt, việc đi lại đặc biệt khó khăn do mùa đông đầy băng tuyết, còn mùa hè toàn bùn do băng tuyết ở những lớp trên bề mặt tan ra. Nước tan ra không thể ngấm xuống sâu, nó đọng lại trên bề mặt và biến thành bùn.

Ở đâu có thuỷ triều mạnh nhất?

   Khu vực có thuỷ triều lớn nhất thế giới là vịnh Fundy thuộc bờ biển Canada nằm giữa tân Brunnuvích và Tân Ecôt. Độ chênh lệch giữa thuỷ triều lên và xuống ở khu vực này là 16m.

   Vịnh Fundy tạo thành một hành lang hẹp và ,dốc đứng. Khi thuỷ triều lên, nước ở Đại Tây Dương dâng lên cao hơn rất nhiều so với khi thuỷ triều xuống và tạo nên hiện tượng sóng cồn như ở cửa sông.

   Granille nằm trên bờ biển Manche thuộc địa phận nước Pháp là nơi có thuỷ triều lớn nhất Châu Âu. Mức chênh lệch giữa thuỷ triều lên và xuống ở đây có thể lên đến 15m. Xa hơn nữa về phía Tây có cửa sông Kance, một dòng sông nhở chảy ven bờ biển phía Bắc nước Anh, thuỷ triều ở đây cũng rất mạnh. Nó có thể được sử dụng để vận hành những tuốc bin của một nhà máy thuỷ điện được xây dựng ngay gần cửa sông. Người ta gọi đó là nhà máy dùng sức thuỷ triều.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS