Được tạo bởi Blogger.
RSS

Sao chổi và các tiểu hành tinh

Vì sao sao chổi thường xuất hiện bất ngờ?


Vì sao sao chổi thường xuất hiện bất ngờ?


    Phần lớn các sao chổi quay quanh mặt trời từ hàng nghìn năm nay. Các quỹ đạo của chúng dài đến nỗi chúng thường vươn ra bên ngoài sao Diêm Vương. Chỉ khi chúng trở lại gần trái đất và gần mặt trời thì chúng mới được ánh chớp sáng đủ để ta nhìn thấy trên bầu trời. Vậy nên có vẻ như chúng xuất hiện một cách tình cờ. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Một số sao chổi chỉ mất vài năm là đi hết quỹ đạo của nó, đó là trường hợp của sao chổi Ende, nó ở phía bên kia của sao Hoả không xa và quay trở lại chỉ sau ba năm. Cũng như vậy chu kỳ của sao chổi Halley đến tận hải vương tinh và quay trở về mất 76 năm, lần nó xuất hiện gần đây vào năm 1986.

    Mỗi lần sao chỗi quay quanh mặt trời nó lại mất đi một ít vật chất và với chiếc đuôi dài như vậy nên ánh sáng của nó ngày càng yếu đi.

Vì sao có những vệt đen trên mặt trời?

    Những vệt đen trên mặt trời là những vùng mà từ trường ở đó đặc biệt mạnh. Vùng từ trường này làm nguội bể mặt của mặt trời. Với hiệu ứng tương phản như vậy nên các vùng càng lạnh thì càng tối.

    Những vệt đen trên mặt trời thường hay cặp đôi, tuy thỉnh thoảng nhóm lại thành chục vệt đen những vệt này chỉ nổi rõ trong vài ngày hoặc vài tuần. Sau đó chúng biến dạng và mất hẳn trước khi nhường chỗ cho các vệt đen khác. Phần giữa của mỗi vệt đen nơi tối nhất được gọi là “bóng” phần bao quanh của nó thường hơi xám, mờ mờ tối.

    Những vệt đen thường xuất hiện rất nhiều theo chu kỳ 11 năm một lần. Đặc biệt số lượng tối đa gần đây nhất là vào năm 1980, có một số vệt đen lớn đến mức người ta có thể xếp thẳng hàng mười trái đất.

Vì sao có các tiểu hành tinh?

    Các tiểu hành tinh là hàng ngàn, hàng vạn hành tinh rất nhở quay xung quanh mặt trời, tạo ra một vành đai bao quanh mặt trời. Phần đông các tiểu hành tinh này tập trung ở vùng giữa quỹ đạo của sao Hoả và sao mộc.

    Ngay từ khi hình thành hệ mặt trời đã xuất hiện một đám mây chứa đầy khí và bụi bay quanh mặt trời. Dần dần đám bụi này ngày càng tích tụ thêm nhiều bụi và lón dần lên cho đên khi tạo thành các hành tinh. Tuy nhiên có một số vật thể nhỏ có đường kính chưa đến 1000 km. Chúng không bao giờ kết tụ để lón lên thêm nữa, bởi vi trên quỹ đạo gần đó có một hành tinh khổng lồ là sao mộc không ngừng gây nhiễu loạn cho chuyển động của chúng. Tiểu hành tinh lớn nhất là Cheo với đườngkính là 1000 km, nhưng phần lớn trong số 3600 tiểu hành tinh mà các nhà thiên văn thông kê thì chỉ có đường kính vài chục km



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS