Được tạo bởi Blogger.
RSS

Ăn chua tại sao lại gây ghê răng

Môi khô nẻ thì làm thế nào?

   Có nhiều người môi bị khô nẻ thường hay lấy lưỡi để liếm môi, nhất là các cháu nhỏ lại càng hay làm như vậy, kết quả chẳng những không có tác dụng mà ngược lại. Thì ra nước bọt trong miệng tiết ra là để làm trơn ướt khoang miệng và giúp tiêu hoá. Trong nước bọt có một chất có khả năng giúp tiêu hoá gọi là men tiêu hoá. Nếu liếm môi bằng lưõi chất men tiêu hoá này lên môi làm cho môi bị bôi giống như một lớp hồ mỏng vậy. Khi nước trên môi bay hơi sẽ trở nên càng dễ nứt chảy máu. Vì vậy khi môi nứt nẻ không nên lấy môi liếm, bạn hãy bôi lên môi một ít dầu thơm hoặc vadơlin.

Vì sao ăn của chua nhiều lại bị ghê răng?

Vì sao ăn của chua nhiều lại bị ghê răng?


   Men răng là lớp ngoài cùng được bao quanh để bảo vệ răng. Lớp men răng này rất mỏng và cứng. Men răng có tác dụng làm cho răng của chúng ta vừa rắn chác vừa chịu mài mòn. Nếu răng không có bệnh tật gì thì không sợ bị chất chua kích thích, ăn nhiều của chua cũng không bị ghê răng. Nhất là các cháu nhỏ, khi ăn những thứ cứng như hạt dẻ, hạt gắm, nếu không cẩn thận sẽ bị sứt răng. Lấy tay hoặc vật cứng để móc xỉa răng cũng có thể làm răng sứt mẻ. Răng đã bị sứt mẻ thì không chịu nổi sự kích thích của chất chua nữa, hễ ăn chua là bị ghê răng ngay. Cho nên chúng ta phải giữ gìn răng cẩn thận để không bị sâu răng hay ghê răng.

Răng sâu có phải là do sâu ăn không?

   Răng mà bị sâu thì sẽ có lỗ nhỏ trên mặt răng. Răng sâu không phải có con sâu nào ăn mà là do vi khuẩn gây nên. Những vi khuẩn này rất nhỏ bé, mắt thường không nhìn thấy phải qua kính hiển vi mới thấy.

   Sau khi ăn, thường có thức ăn giắt vào kẽ răng, vi khuẩn sinh sống trong những thức ăn vụn đó, đồng thời sinh ra một chất gọi là axítlactic ăn mòn rất có hại cho răng. Lâu dần răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ. Khi răng sâu nặng làm tổn thương tuỷ răng, viêm lợi, mặt sưng lên rất đau nhức.



  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS