Được tạo bởi Blogger.
RSS

Vì sao nước biển xuống không độ mà không đóng băng?

Vì sao nước biển xuống không độ mà không đóng băng?

    Đến mùa đông chúng ta có thể làm thí nghiệm như sau: lấy 3 cái bát, một cái bát đổ đầy nước lã, một bát nước đường và một bát nước muối đật ở ngoài sân. Nếu nhiệt độ đến không độ ta có thể thấy bát nước lã đóng băng, bát nước đường, bát nước muối thì chưa đóng băng. Như vậy đã chứng minh sự ngưng kết của nước lã là không độ (0°C) sự ngưng kết của nước đường và nước muối thấp hơn (0°C). Trong nước biển có rất nhiều thành phần muối, cho nên nó đã xuống 0°c nó vẫn chưa đóng băng, khi nhiệt độ xuống thấp hơn nữa, một bộ phận nước ngọt ở trong nước biển mối đóng băng. Từ trong nước biển chúng ta vớt ra số băng và nước biển đã ngưng kết, mùi của nó vẫn rất nhạt. Vì mật độ của băng (0,9 g/mm) nhỏ hơn nước, so với muối thì còn nhỏ hơn nữa, do đó băng trong nước biển nhất định có một phần thể tích lộ lên trên mặt biển.

Vì sao nước biển xuống không độ mà không đóng băng?



Vì sao làm đê phải trên hẹp dưới rộng?

    Những con đê chắn nước thường thường trên hẹp dưới rộng. Tại sao lại như vậy?

    Khi nước sông lớn, chúng chỉ muốn ập vào cho vỡ đê để cho dòng nước tự do tuôn chảy. Áp lực của nước sông hướng ngang rất mạnh, có thể so với độ sâu của nước sông, cũng có nghĩa là dưới con đê chịu áp lực của nước sông, lớn hơn nhiều so với trên. Đắp con đê trên hẹp dưới rộng chính là để thích ứng với sự thay đổi của áp lực nước sông, vì trọng tâm của con đê là thẳng đứng và sức đẩy của nước chảy ngang sẽ sinh ra hợp lực huống nghiêng. Nếu hợp lực vượt quá phần dưới của con đê thì con đê sẽ bị vỡ, đắp con đê trên hẹp dưới rộng, hợp lực sẽ không vượt quá phần dưới của con đê, do đó khiến cho con đê càng thêm vững chắc và kiên cố


Đọc thêm tại http://biencatrithuc.blogspot.com/2015/05/phat-minh-tu-lanh-en-giao-thong-va-banh.html

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS