Khi ăn người ta có thể nhận biết được mùi vị khác nhau của các món ăn. Khả năng đó của con người không chỉ nhờ có lưỡi mà tác dụng của mũi cũng không thể thiếu. Bởi vì tế bào thần kinh trên lưỡi chỉ phân biệt được vị ngọt, chua, cay, mặn, đắng còn các mùi khác đều do mũi ngửi thấy. Mùi thức ăn đưa vào mũi, dây thần kinh khứu giác truyền cho đại não, thế là có thể biết thức ăn có vị gì. Khi bạn bị cảm, niêm mạc mũi bị xung huyết sưng lên, mũi tắc, mùi thức ăn đưa vào mũi cũng không ngửi thấy, cho nên khi bị cảm ăn vào chỉ thấy vô vị mà thôi
Vì sao về mùa xuân người ta hay buồn ngủ?
Cứ đến mùa xuân, trời bắt đầu chuyển ấm, mạch máu trong cơ thể và lỗ chân lông dưới da chúng ta đều căng ra, lượng máu theo nhu cầu tăng lên. Trong thời gian ấy, máu cung cấp cho mạch máu ở thân mình và ở da tăng đột ngột, máu cung cấp cho não sẽ giảm bớt. Não không có đủ máu dễ mệt mỏi, người ta sẽ thấy rất buồn ngủ.
Ngoài ra, mùa xuân đêm ngắn dần, ngày dài dần ra, chúng ta còn chưa thể thích ứng ngay được sự thay đổi đó nên luôn có cảm giác buồn ngủ.
Mùa xuân, buồn ngủ không cần thiết phải ngủ nhiều, chỉ cần ra khỏi nhà hoạt động ít nhiều có thể khắc phục dần tật buồn ngủ.
Vì sao khi đói bụng lại sôi ùng ục?
Trong bụng chúng ta có một bộ phận giống như cái túi gọi là dạ dày, thức ăn, nước uống đầu tiênvào dạ dày. Dạ dày co bóp không ngừng làm thức ăn nhuyễn nát. Trong dạ dày còn có dịch vị giúp tiêu hoá thức ăn. Những thứ được người ta ăn vào dạ dày biến thành một thứ sền sệt, sau đó được đưa dần đến ruột non và dạ dày lép kẹp dần. Tuy dạ dày trống rỗng nhưng vẫn còn một ít dịch vị và một số chất khí được nuốt vào khi ăn cơm. Sau đó khi dạ dày bắt đầu co bóp liên tục theo quy luật, người ta sẽ cảm thấy đói, chất khí trong dạ dày bị dồn đi dồn lại, bụng sẽ có tiếng réo sôi ùng ục.